Bệnh nhân ở Hà Nội 16 tuổi đã ung thư vòm họng: Thủ phạm là do thói quen hay dùng rượu bia
Bệnh nhân N.V.Th (16 tuổi, Hà Nội) có dấu hiệu nghẹt mũi, nghĩ là bị cảm cúm nên bệnh nhân uống thuốc như thông thường nhưng không khỏi. Khi xuất hiện chảy máu mũi, gia đình đưa đi khám bác sĩ thì phát hiện ra bệnh nhân bị ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính, là 1 trong 5 loại ung thư phổ biến ở nước ta, đứng đầu trong ung thư Tai Mũi Họng. Khối u này diễn biến tương đối nhanh so với các loại ung thư khác và thường chỉ được phát hiện trong giai đoạn muộn
Các nguyên nhân gây ung thư vòm họng trong đó nghi ngờ do thói quen sử dụng rượu bia
Bệnh nhân N.V.Th (16 tuổi) sống tại Hà Nội có biểu nghẹt mũi, triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm, bệnh nhân uống thuốc nhưng không khỏi. Sau đó, xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai và phát hiện bị ung thư vòm họng.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Vương Ngọc Dung (thuộc khoa Trung Tâm Y Học hạt nhân và Ung Bướu- BV Bạch Mai), bệnh nhân Th là một trong những bệnh nhân trẻ tuổi tới điều trị tại bệnh viện. Sau qua trình điều tra tiền sử bệnh của bệnh nhân, bác sĩ phát hiện bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu mạnh, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng.
Bác sĩ Dương nhận định lạm dụng rượu mạnh tăng khả năng mắc bệnh ung thư vòm họng đến sớm hơn đối với người trẻ tuổi, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên có thói quen uống rượu bia từ sớm.
Bác sĩ Thân Văn Thịnh (thuộc Khoa khám bệnh-BV ung bướu Hà Nội) cho biết bác đã từng tiếp nhận điều trị bệnh nhân ung thư vòm họng là một trẻ 9 tuổi, đây là trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi nhất mà bác đã từng điều trị. Trước đó, bệnh nhân có dấu hiệu bị ù tai, nghẹt mũi, gia đình cho bệnh nhân đi khám và điều trị tai mũi họng ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Khi đưa bé tới bệnh viện ung bướu Hà Nội khám thì bé đã mắc bệnh ở giai đoạn muộn.
Theo bác sĩ Thịnh: “Thủ phạm gây ra ung thư vòm họng hiện nay vẫn chưa xác định rõ, căn bệnh này có yếu tố dịch tễ lưu hành nhiều ở phía Nam Trung Quốc, vùng Đông Nam Á Châu Á và miền Bắc Việt Nam, khu vực có nguy cơ mắc trung bình là vùng Bắc Phi, vùng nguy cơ mắc thấp Châu Âu và Châu Mỹ. Và qua theo dõi bệnh sử các nhà khoa học cũng phát hiện ung thư vòm họng ở Việt Nam khác so với trên thế giới. Một nhóm nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan của một loại vi rút Epstein – Barr (EBV) ký sinh trong đồ mắm tôm, cua, tép… là thủ phạm gây ra bệnh. Nghi ngờ này cũng chỉ là tương đối”.
Ngoài ra, ung thư vòm họng còn do nhiều yếu tố như di truyền, sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích, sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với khói nhang và thói quen ăn thức ăn lên men hay thức ăn có ướp nhiều muối, ăn đồ khô, ăn đồ cháy, thường xuyên dùng hột vịt muối, dưa muối, củ cải muối, tôm chua….
Triệu chứng sớm của ung thư vòm họng và cách phòng ngừa
Bác sĩ Thịnh cho biết, ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp. Triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu bệnh nhân thường có các biểu hiện như: đau đầu âm ỉ thành cơn (đây là triệu chứng sớm nhất), ù tai, ngạt mũi có thể kèm chảy nước mũi, nổi hạch ở cổ hoặc góc hàm, không đau.
Để tránh ung thư vòm họng các chuyên gia ung bướu khuyến cáo mọi người nên hạn chế uống rượu bia (1/3 nguyên nhân gây ung thư vòm họng đến từ thói quen uống rượu bia), không hút thuốc lá. Hạn chế ăn thịt, cá, dưa muối, các loại thức ăn lên men vì chứa chất Nitrosamin có liên quan đến ung thư vòm họng.
Nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều thức ăn có chứa chất chống oxy hóa như cam, chuối, cà rốt, củ cải…
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng.
Bác sĩ Thịnh khuyến cáo: “Ung thư không từ một ai, ngay cả bác sĩ cũng mắc ung thư, vì vậy người dân cần phải có thói quen tầm soát ung thư, phát hiện sớm bệnh chữa sẽ khỏi. 40 tuổi trở lên, nên đi tầm soát ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng. Từ 30 tuổi trở đi cần tầm soát ung thư dạ dày, ung thư vú.” Bạn nên khám sức khoẻ 6 tháng/lần và tầm soát ung thư để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010 trong 5 năm, nếu được phát hiện sớm ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 số người sống sót ở giai đoạn này là 72%, ở giai đoạn 2 là 64% và ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn cuối là 38%. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng.
Ung thư vòm họng hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng là từ đâu, mong rằng thông qua bài viết này mọi người sẽ có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tầm soát ung thư hằng năm để luôn có sức khoẻ tốt.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Ung thư vòm mũi họng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách điều trị
>>> Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư
Nhà thuốc An Khang