Thông tư 26/2018/TT-BTC Hỗ trợ 300 nghìn/người cho nhiều đối tượng tự nguyện triệt sản

Ngày 21/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, thông tư quy định cụ thể mức chi đặc thù của từng Dự án, tiêu biểu như sau:

  • Chi thù lao từ 200 đến 300 nghìn đồng cho người phát hiện bệnh nhân phong mới và giới thiệu họ đến cơ sở y tế
  • Chi hỗ trợ từ 12.000 đến 24.000 đối với cán bộ y tế cho trẻ uống hoặc tiêm vắc xin đủ 8 liều
  • Chi hỗ trợ 300 nghìn đồng cho đối tượng tự nguyện triệt sản thuộc các trường hợp hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội;…

B TÀI CHÍNH

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 26/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2018

THÔNG TƯQUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ – DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình Mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1125/QĐ-TTg);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình Mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Chương trình) theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm cả vốn đối ứng các Chương trình, dự án để thực hiện Chương trình); trừ các Khoản hỗ trợ có Mục đích của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các Khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ (hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ) và phía Việt Nam đã có thỏa thuận về nội dung và mức chi.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình

1. Ngân sách trung ương:

a) Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện các hoạt động của dự án/Chương trình (bao gồm cả kinh phí đối ứng cho các dự án ODA thực hiện nhiệm vụ của các hoạt động/dự án theo thỏa thuận của nhà tài trợ và phê duyệt của cấp có thẩm quyền);

b) Bảo đảm đủ vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn cho tiêm chủng mở rộng; thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2 trong giai đoạn 2016 – 2018 (từ năm 2019 thanh toán thuốc chống lao từ Quỹ bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) cho các đối tượng có thẻ BHYT, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc chống lao từ Quỹ BHYT do ngân sách Chương trình thanh toán); thuốc cho bệnh nhân tâm thần; thuốc, hóa chất, bình phun hóa chất, vật tư phòng, chống sốt rét; phương tiện tránh thai cấp cho các đối tượng ưu tiên và tiếp thị xã hội; Vitamin A; mua các vật dụng đặc thù và gia công sản xuất giầy dép chuyên biệt cho bệnh nhân phong, pha chế thuốc bôi ngoài da phục vụ khám phát hiện bệnh phong; thuốc kháng vi rút HIV (ARV) trong giai đoạn 2016 – 2018 (từ năm 2019 thanh toán thuốc kháng vi rút HIV từ Quỹ BHYT cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, các đối tượng khác chưa được thanh toán thuốc kháng vi rút HIV từ Quỹ BHYT do ngân sách Chương trình thanh toán), thuốc nhiễm trùng cơ hội, sinh phẩm xét nghiệm HIV, thuốc Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, bơm kim tiêm, bao cao su và các vật dụng khác cho phòng, chống HIV/AIDS; hóa chất, bình phun hóa chất, trang thiết bị, vật tư phòng, chống sốt xuất huyết; trang thiết bị đồng bộ theo yêu cầu của các Dự án;

c) Thuê Phần mềm tiêm chủng, thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, Phần mềm quản lý bệnh nhân Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và ARV; thuê kho bảo quản vắc xin, phương tiện tránh thai; mua bảo hiểm kho vắc xin; chi bồi thường tiêm chủng; hỗ trợ công tiêm chủng cho một số tỉnh khó khăn;

d) Hỗ trợ các địa phương để triển khai thực hiện hoạt động của các dự án (trừ các nhiệm vụ chi do ngân sách địa phương đảm bảo) theo nguyên tắc quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1125/QĐ-TTg, trong đó ưu tiên hỗ trợ các địa phương nằm trong vùng trọng điểm về dịch tễ, vùng có nguy cơ bùng phát dịch, vùng có mức sinh cao, vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao; các địa phương có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa phương chưa tự cân đối ngân sách, các tỉnh nghèo, miền núi, biên giới, biển đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh có ảnh hưởng lớn do thiên tai (bão, lũ lụt).

Đọc thêm:  Ông già Noel có thật không? Nguồn gốc và sự tích ông già Noel

2. Ngân sách địa phương:

a) Đảm bảo đầy đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Mua vật tư tiêm chủng (trừ bơm kim tiêm và hộp an toàn); phương tiện tránh thai; vật tư, trang thiết bị, hóa chất thông dụng của Chương trình;

– Tiêu hủy: bơm kim tiêm, phương tiện tránh thai, thuốc, vắc xin, mẫu bệnh phẩm, vật tư, hóa chất hết hạn sử dụng (nếu có), chất thải độc hại (nếu có) thuộc Chương trình; tiêu hủy thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, chế biến thực phẩm, vật tư, hóa chất phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (đối với hàng vô chủ) phát hiện trong các đợt kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc Chương trình;

– Hỗ trợ chi phí đi lại cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo đến kiểm tra tình trạng bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên;

– Xây dựng, duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của các Chương trình, Dự án tại địa phương;

– Chi hỗ trợ cán bộ y tế, dân số; thù lao cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên (trong đó bao gồm cán bộ y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số, nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS); chi trả công cho người trực tiếp thực hiện các hoạt động xử lý ổ dịch và hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết; chi hỗ trợ cán bộ y tế đưa bệnh nhân lao tới tổ khám, Điều trị lao tuyến huyện, hỗ trợ khám, phát hiện bệnh nhân lao phổi và cấp phát thuốc, theo dõi tuân thủ Điều trị của bệnh nhân;

– Xây dựng, triển khai mô hình quản lý bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và tâm thần; mô hình phòng chống bệnh tật lứa tuổi học đường; mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, xử lý tai biến theo chuyên môn y tế;

– Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế cấp cơ sở; đào tạo, tập huấn, diễn tập nâng cao năng lực cho các đối tượng của các Dự án tại tuyến cơ sở;

– Hỗ trợ quản lý Chương trình tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình của địa phương;

b) Bố trí vốn đối ứng cho các cơ quan, đơn vị cùng với ngân sách trung ương triển khai các hoạt động của Dự án; lồng ghép với các Chương trình, Dự án, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các Mục tiêu, nội dung, hoạt động của Dự án của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg.

3. Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Điều 3. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước

1. Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn thêm một số điểm về lập dự toán như sau:

a) Các Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình năm sau chi tiết theo Dự án, lĩnh vực chi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;

b) Căn cứ dự toán chi thực hiện Chương trình do các Bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh gửi, căn cứ tình hình thực hiện các Mục tiêu của năm trước, tình hình dịch bệnh, Mục tiêu đặt ra của từng Dự án giai đoạn 2016-2020 và số thông báo của Bộ Tài chính dự kiến giao kinh phí ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình năm sau (vốn sự nghiệp), Bộ Y tế dự kiến Mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ nguồn ngân sách sự nghiệp trung ương chi tiết theo từng Dự án và chi tiết cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương kèm theo thuyết minh nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ của từng dự án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.

2. Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

3. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện, chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan, đơn vị được giao dự toán gồm: Hợp đồng (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toán), chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi) và các tài liệu có liên quan khác (nếu có). Các hóa đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện hợp đồng lưu giữ.

Đọc thêm:  [Review] Trung tâm tiếng Anh Apax English – Cẩm Phả – Quảng Ninh

4. Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất.

Chương II

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHUNG

Điều 4. Nội dung và mức chi chung của Chương trình

1. Chi xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung Chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ:

a) Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung Chương trình, giáo trình: Nội dung và mức chi theo quy định tại Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng Chương trình khung và biên soạn Chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 123/2009/TT-BTC);

b) Chi biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung tài liệu tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Nội dung và mức chi theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 123/2009/TT-BTC;

c) Chi xây dựng sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ (nếu có): Mức chi theo thực tế phát sinh, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

2. Chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn:

a) Nội dung và mức chi: theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 139/2010/TT-BTC).

b) Ngoài các nội dung chi tại Điểm a Khoản này, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng được sử dụng kinh phí của Chương trình để hỗ trợ đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước cho các nội dung sau:

– Chi hỗ trợ tiền ăn: theo mức chi áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC;

– Chi phí đi lại từ nơi cư trú đến nơi học tập (một lượt đi và về);

– Chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ (trong trường hợp cơ sở đào tạo không có Điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho học viên mà phải đi thuê);

Nội dung và mức chi thuê chỗ nghỉ, chi phí đi lại tối đa theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 7 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC). Trường hợp người học tự túc phương tiện đi lại thì được hỗ trợ chi phí đi lại bằng 0,2 lít xăng/km tính theo Khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm học.

3. Chi tổ chức các cuộc hội nghị về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình và các hoạt động, dự án thành Phần thuộc Chương trình: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.

4. Chi tổ chức hội thảo khoa học trong nước, chi các hoạt động nghiên cứu, phục vụ nội dung chuyên môn của Chương trình theo đề cương nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).

5. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về các nội dung, hoạt động của Chương trình: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2010/TT-BTC).

6. Chi Điều tra, khảo sát, thống kê theo nội dung chuyên môn của từng Dự án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, tổng Điều tra thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Thông tư số 109/2016/TT-BTC).

Đọc thêm:  Tìm hiểu cách nhận diện tỷ lệ kèo để đặt cược thông minh

7. Chi xây dựng, quản lý, sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu, Phần mềm quản lý dữ liệu; xây dựng, cập nhật và quản lý thông tin của các Dự án, Chương trình trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử:

a) Đối với các trường hợp xây dựng dự án, mức chi căn cứ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin; định mức, đơn giá chuyên ngành do các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan ban hành. Một số quy định hiện hành như sau:

– Lập và quản lý chi phí dự án ứng dụng công nghệ thông tin: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;

– Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông công bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;

– Chi phí thẩm định dự án: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở;

– Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

– Định mức lắp đặt Phần cứng và cài đặt Phần mềm: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1601/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức lắp đặt Phần cứng và cài đặt Phần mềm trong ứng dụng công nghệ thông tin; Quyết định số 1235/QĐ-BTTTT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1601/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 10 năm 2011 về việc công bố định mức lắp đặt Phần cứng và cài đặt Phần mềm trong ứng dụng công nghệ thông tin;

– Định mức tạo lập cơ sở dữ liệu: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1595/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin;

– Chi xây dựng, nâng cấp Phần mềm nội bộ: thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp Phần mềm nội bộ;

b) Đối với nội dung chi ứng dụng công nghệ thông tin không phải lập dự án: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08 tháng 9 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án;

c) Chi nhập dữ liệu, tạo lập các trang siêu văn bản, tạo lập thông tin điện tử: thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;

d) Chi chuẩn hóa dữ liệu: mức chi trên cơ sở tham khảo định mức kinh tế-kỹ thuật theo Quyết định số 1595/QĐ-BTTTT ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức tạo lập cơ sở dữ liệu trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin;

đ) Chi cải tạo, sửa chữa hạ tầng, mua sắm tài sản, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

e) Chi thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

g) Chi thuê bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng thông tin, duy trì dịch vụ mạng (bao gồm thuê đường truyền, băng thông, duy trì tên miền, địa chỉ IP, thu thập, lưu trữ và truyền tải thông tin, các dịch vụ trực tuyến khác): thực hiện theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

……

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải tài để xem thêm nội dung chi tiết tại đây.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button