Danh sách top trường THPT tốt nhất Quận 10, Hồ Chí Minh

Nguyễn An Ninh sinh ngày 15/9/1900 tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc.

Năm 1918, ông sang Paris (Pháp), học đại học ngành luật tại Trường Đại học Tổng hợp Sorbonne. Hai năm sau, ông đã hoàn thành chương trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc. Trong thời gian này, Nguyễn An Ninh bắt đầu tham gia tích cực trong phong trào yêu nước của người Việt Nam tại Pháp.

Ngày 3/10/1923, Nguyễn An Ninh về nước, tham gia hoạt động yêu nước và cách mạng chống lại chính quyền thực dân Pháp.

Ngày 10/12/1923, ông lập ra tờ báo La Cloche Fêleé (Tiếng chuông rè) bằng tiếng Pháp, phát hành công khai ở Sài Gòn. Đây là một trong những tờ báo đầu tiên thuộc dòng báo chí công khai trực tiếp phê phán mạnh mẽ chính quyền thực dân Pháp, đồng thời giới thiệu quảng bá cho các tư tưởng cách mạng.

Năm 1926, ông bị chính quyền thực dân bắt giam 2 năm. Sau khi ra tù, ông sáng lập ra Thanh niên Cao vọng Đảng, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam Kỳ. Ông còn phối hợp với các cán bộ của Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên trong vận động quần chúng và phát triển tổ chức của Hội. Ông lại bị thực dân Pháp bắt vào cuối năm 1928.

Sau khi ra tù lần thứ hai (1931), Nguyễn An Ninh tiếp tục tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng. Cuối tháng 4/1932 Nguyễn An Ninh lập ra tờ báo công khai bằng tiếng Pháp La Lutte (Tranh đấu). Đây là tờ báo cách mạng rất có uy tín ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Nguyễn An Ninh phát động phong trào “Đông Dương đại hội”, một phong trào đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng rãi. Sáng kiến của Nguyễn An Ninh nhanh chóng được Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ mạnh mẽ. Trong suốt thời kỳ đó, Nguyễn An Ninh luôn sát cánh cùng với các chiến sĩ cộng sản tham gia các phong trào đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, báo chí và các cuộc vận động tranh cử.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách kết nối amply với đầu đĩa siêu đơn giản và cực nhanh chóng

Ngày 4/10/1939, Nguyễn An Ninh bị thực dân Pháp bắt. Sau đó, ông bị kết án 5 năm tù và 10 năm lưu đày biệt xứ. Chúng đưa ông ra giam giữ và tra tấn tại nhà tù Côn Đảo. Ông hy sinh ngày 14/8/1943 tại Côn Đảo.

Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước vĩ đại, là một trí thức tầm cỡ.”

Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng Chính phủ viết: “Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, kiên quyết đấu tranh vì Tổ quốc và dân tộc, cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lãnh đạo một cuộc cách mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử”.

Từ một sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn An Ninh trở thành một chiến sĩ, một lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào yêu nước Việt Nam trong suốt gần 2 thập kỷ (từ 1923 đến 1943). Ông còn là nhà tư tưởng, nhà văn hoá và nhà báo lớn. Những tác phẩm của ông về tư tưởng chính trị, về tôn giáo và về văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng đối với diễn trình lịch sử văn hoá – tư tưởng Việt Nam cận đại. Ông là một trong những người tiêu biểu nhất của lớp trí thức dũng cảm dấn thân, xả thân, đem hết tài năng, dũng khí và tính mạng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân.

Đọc thêm:  Tiêu chuẩn chuyển đổi bảng chữ cái tiếng Nhật sang tiếng Việt năm 2023

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button