Soạn bài Hợp đồng Soạn văn 9 tập 2 bài 29 (trang 136)
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về hợp đồng – một loại văn bản khá phổ biển trong cuộc sống.
Chính vì vậy, th-thule-badinh-hanoi.edu.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Hợp đồng. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn văn Hợp đồng
I. Đặc điểm của hợp đồng
1. Đọc văn bản trong SGK.
2. Trả lời câu hỏi
a. Tại sao cần có hợp đồng?
b. Hợp đồng ghi lại nội dung gì?
c. Nội dung cần ghi lại những yêu cầu nào?
d. Em hãy kể tên một hợp đồng mà em biết
Gợi ý:
a. Hợp đồng là văn bản có tính pháp lí, nhằm đảm bảo hai bên tham gia giao dịch thực hiện đúng thỏa thuận, cam kết.
b. Nội dung hợp đồng ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch.
c. Hợp đồng phải đạt yêu cầu: rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.
d. Một số loại hợp đồng:
- Hợp đồng lao động
- Hợp đồng kinh doanh
- Hợp đồng cho thuê nhà…
II. Cách làm hợp đồng
Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
Phần mở đầu gồm có các mục:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên hợp đồng.
- Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.
- Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký kết hợp đồng.
- Tên của hợp đồng viết in hoa giữa dòng giấy.
2. Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng.
– Phần nội dung hợp đồng gồm những mục:
- Nội dung điều khoản đã thỏa thuận.
- Trách nhiệm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng.
- Cam kết của hai bên
– Cách ghi nội dung này trong hợp đồng: chính xác, đầy đủ theo các điều khoản.
3. Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
Phần kết thúc hợp đồng gồm:
- Chức vụ, chữ ký, họ tên của đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng
- Xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).
4. Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
Lời văn của hợp đồng phải chính xác, dễ hiểu và khoa học.
III. Luyện tập
Câu 1. Hãy lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a. Trường em đề nghị với các cơ quan cấp trên cho phép sửa chữa, hiện đại hoá các phòng học.
b. Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về mua bán.
c. Xã em và Công ty Thiên Nông thống nhất đặt đại lý tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
d. Thầy Hiệu trưởng chuyển công tác, cần bàn giao công việc cho thầy Hiệu trưởng mới.
e. Hai bên thỏa thuận với nhau về việc mua nhà.
Gợi ý: Các tình huống cần viết hợp đồng là b, c, e.
Câu 2. Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hóa cho bản hợp đồng thuê nhà
– Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên hợp đồng (Hợp đồng thuê nhà)
- Thời gian, địa điểm
– Mục lớn trong phần nội dung:
- Thông tin về người cho thuê nhà
- Thông tin về người cần thuê nhà
- Các điều khoản cho thuê: thời gian, tiền bạc…
– Phần kết thúc:
- Chữ ký, họ tên của người đại diện bên A
- Chữ ký, họ tên người đại diện bên B.
– Một số điều cần cụ thể hoá trong hợp đồng thuê nhà:
- Trách nhiệm và quyền hạn của bên A.
- Trách nhiệm và quyền hạn của bên B.
- Thông tin cụ thể về ngôi nhà cho thuê (diện tích, số phòng, đồ dùng sinh hoạt…)