Những lỗi thường gặp của máy làm sữa hạt – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau một thời gian sử dụng, máy làm sữa hạt không thể tránh khỏi các hư hỏng làm gián đoạn nhu cầu sử dụng. Để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục lỗi trên máy làm sữa hạt nhanh chóng, bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé!

Máy làm sữa hạt không lên điện

Nguyên nhân:

  • Do người dùng lắp đặt không đúng vị trí, không đúng khớp.
  • Trong quá trình nấu sữa hạt, đường và sữa bò bị đóng quá nhiều dưới đáy cối, khi máy có nhiệt độ cao sẽ làm cháy khét đường và tự động ngắt điện.
  • Nắp trên cùng không đóng chặt khớp nên khi máy vận hành khiến nắp và cối thủy tinh bị tách rời nhau, máy không lên điện và dừng đột ngột.

Cách khắc phục:

  • Trước khi cắm điện, bạn hãy kiểm tra kỹ các bộ phận đã được lắp đặt đúng khớp hay chưa.
  • Hãy hòa tan đường và sữa trước khi cho vào máy.
  • Đóng chặt nắp trước khi khởi động.

Máy làm sữa hạt không lên điện

Kiểm tra kỹ các bộ phận đã được lắp đặt đúng khớp chưa

Máy làm sữa hạt bị trào sữa ra ngoài

Nguyên nhân: Do bạn cho quá nhiều nước và trong cối.

Đọc thêm:  Điểm danh các thương hiệu thuốc nhỏ mắt khi đeo lens tốt nhất hiện nay

Cách khắc phục:

  • Người dùng chỉ nên cho khoảng 1.2 – 1.4 lít nước cùng 0.8g hạt (trọng lượng tính đã ngâm).
  • Với những loại đậu có tính năng nở nhiều khi nấu, bạn chỉ nên cho ít hạt hơn và cho khoảng 1 lít nước.

Bạn chỉ nên cho khoảng 1.2 - 1.4 lít nước cùng 0.8g hạt

Bạn chỉ nên cho khoảng 1.2 – 1.4 lít nước cùng 0.8g hạt

Nút cảm ứng của máy làm sữa hạt không nhận

Nguyên nhân: Bề mặt phím bấm bám bẩn hay dính nước do đường hay sữa rớt ra và bám lên bề mặt nút điều khiển.

Cách khắc phục: Bạn chỉ cần sử dụng khăn ẩm và lau sạch bề mặt phím bấm là có thể sử dụng như bình thường.

Nút cảm ứng của máy làm sữa hạt không nhận

Máy làm sữa hạt bị nứt cối

Hầu hết, các loại máy xay hạt đều trang bị cối xay làm bằng chất liệu thủy tinh chắc chắn an toàn, bền bỉ và hạn chế nứt vỡ. Nếu cối bị vỡ thì có thể do sự bất cẩn của người dùng trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân:

  • Bạn để quên que nhỏ kim loại trong cối như đinh, ốc vít.
  • Vô tình cối xay bị va đập mạnh do vệ sinh hay rơi từ trên cao.

Cách khắc phục: Khi cối có dấu hiệu bị nứt vỡ, tốt nhất bạn nên thay thế cối xay mới chính hãng.

Máy làm sữa hạt bị nứt cối

Máy làm sữa hạt thông báo lỗi E1, E2, E3

Nguyên nhân:

  • Lỗi E1 và E3: Nhiệt truyền vào mâm kém và không ổn định do nước dính vào mâm nhiệt khi bạn rửa cối.
  • Lỗi E2: Hoạt động quá tải làm đáy cối bị cháy khét khiến cối có thể bị cháy, sữa sẽ có mùi khê. Bạn đổ nước chưa đạt mức tối thiểu, nắp chưa đóng kín và đúng vị trí.
  • Lỗi E1: Sữa được nấu quá đậm đặc, thiếu nước và các khớp nối chưa đúng vị trí, bị vênh.
Đọc thêm:  Xiaomi CIVI 3 ra mắt tại Trung Quốc: Màn hình AMOLED cong, chip khủng Dimensity 8200-Ultra, camera nổi bật

Cách khắc phục:

  • Đợi khô nước hoặc dùng máy sấy tóc sấy khô đế của cối thủy tinh.
  • Tùy vào từng nguyên liệu mà bạn điều chỉnh số lượng cho phù hợp, tối đa là 150g/lần nấu. Với các loại đậu nhất là đậu xanh, khoai lang thì chỉ nên cho khoảng 100g/lần nấu.
  • Bạn không nên cho các nguyên liệu dẻo dính đáy như hạt chia, sắn, nếp,…

Tùy vào từng nguyên liệu mà bạn điều chỉnh số lượng cho phù hợp

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng và đơn giản một số lỗi thường gặp trên máy. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button