Liệt mặt ngoại biên

Liệt mặt ngoại biên

Liệt mặt ngoại biên là gì?

Liệt mặt ngoại biên hay còn có tên gọi khác liệt dây thần kinh số VII ngoại biên. Dây thần kinh số VII là dây vận động các cơ mặt tham gia vào cơ chế điều hoà nét mặt của con người, dẫn truyền cảm giác vị giác 2/3 trước của lưỡi, nhận cảm giác các cơ mặt sâu và tiết nước mắt, nước bọt. Nếu dây thần kinh này bị viêm và bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng liệt mặt ngoại biên. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh lý liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn (liệt Bell) là bệnh lý hay gặp nhất.

Triệu chứng và chẩn đoán liệt mặt ngoại biên

Triệu chứng: thường xảy ra sau tác động của yếu tố lạnh, như ngồi tàu xe, ô tô mở cửa gió lùa, gió tát mạnh vào mặt. Bệnh thường xuất hiện khá đột ngột, có thể xảy ra sau một đêm thức dậy.

Các triệu chứng thường gặp:

Triệu chứng của liệt mặt ngoại biên

– Phần trên và dưới của nửa mặt rũ xuống, nhất là góc miệng.

– Mất nếp nhăn trán.

– Không khép kín mắt lại được, thậm chí có thể mở to ngay khi ngủ.

Đọc thêm:  Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 85 sách Cánh diều tập 1

– Chảy nước mắt.

– Nhân trung bị lệch về phía đối bên bị liệt.

– Người bệnh khó nói chuyện, khó ăn uống.

– Có những cơn đau ở vị trí trước hay sau tai.

– Lưỡi không cảm nhận được vị.

– Tăng hoặc giảm tiết nước bọt.

– Bên tai bị liệt cảm thấy âm thanh nghe được trở nên quá lớn.

Chẩn đoán:

– Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử của người bệnh và khám lâm sàng.

– Cần loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương thần kinh mặt khác như chấn thương sọ não, ung thư vòm hầu, viêm màng não nền sọ, đột quỵ, u tuyến mang tai, tai biến sản khoa do đặt Forceps, hội chứng Guillaine-Barré…

Nguyên nhân gây liệt mặt ngoại biên

Nguyên nhân gây ra liệt mặt ngoại biên chính xác vẫn chưa rõ nhưng một số nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên quan đến vi rút Herpes Simplex hoặc Herpes Zoster.

Điều trị liệt mặt ngoại biên

Điều trị liệt mặt ngoại biên

Sử dụng corticoid ngắn ngày (ví dụ: prednisone) để giảm viêm, phù nề.

Các thuốc kháng vi rút (ví dụ: acyclovir, famciclorvir…) giúp hạn chế hoặc giảm tổn thương thần kinh do vi rút gây ra.

Khi đi ngoài đường, nên mang kính bảo vệ và sử dụng nước mắt nhân tạo để tránh bị tổn thương giác mạc.

Liệu pháp mát xa mặt, châm cứu, bấm huyệt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng co cứng vĩnh viễn các cơ bị liệt trước khi có cơ hội phục hồi.

Đọc thêm:  [Review] Trường THPT Trần Quang Diệu – Bình Định

Tiên lượng:

– 80% tự cải thiện trong vòng 3 tuần.

– 1% hồi phục hoàn toàn.

– 16% có di chứng chủ yếu ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Phòng ngừa bệnh liệt mặt ngoại biên

Phòng ngừa bệnh liệt mặt ngoại biên

Tránh để gió lạnh thổi vào mặt khi trời rét. Không nên để quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt. Ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Nếu bị nhiễm khuẩn tai, mũi, họng…phải điều trị ngay.

Khi nghi ngờ bị liệt mặt ngoại biên, nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, tránh một số loại bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt nghiêm trọng như: u não, đột quỵ, chấn thương sọ não…

Giải pháp tự nhiên cho liệt mặt ngoại biên

Xem thêm: Giải pháp tự nhiên cho liệt mặt

(Hình ảnh tổng hợp từ Healthplus.vn, phothutaw.com, google,…)

Thạc sĩ Phạm Nguyên Bình Bệnh viện Nhân Dân 115

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button