Kiểm tra cân nặng, sức khoẻ thai nhi các mẹ bầu nên biết

Kiểm tra cân nặng thai nhi được thực hiện trong các lần khám thai định kỳ, nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về phép kiểm tra này nhé!

Kiểm tra sức khoẻ thai nhi là gì?

Kiểm tra sức khỏe thai nhi là dựa vào hình ảnh siêu âm và cử động của thai từ đó đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng thai.

Nếu thai nhi phát triển bình thường thì tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, nếu phát hiện bất thường thì phải can thiệp kịp thời, đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.

  • Siêu âm: đánh giá tình trạng thai dựa vào chỉ số đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng thai dự kiến.
  • Cử động của thai: dấu hiện để đánh giá sức khỏe thai.

Chỉ số của thai nhi thể hiện sự phát triển của thai thay đổi theo thời gian (số tuần tuổi).

Kiểm tra cân nặng, sức khoẻ thai nhi các mẹ bầu nên biết

  • Từ tuần 1 – 6: thai mới hình thành, đa số các mẹ chưa phát hiện là mình đã mang thai, siêu âm chưa phát hiện gì nhiều.
  • Từ tuần 4 – 6: siêu âm có thể đo được đường kính túi thai và chiều dài đầu – mông.
  • Từ tuần 12: lúc này có thể đo được hầu hết các thông số.

Chỉ số thai nhi từ tuần 21 - 40

Giai đoạn này các chỉ số về chiều dài và cân nặng thay đổi nhiều, các bộ phận thai nhi dần hoàn thiện. Đối chiếu với chỉ số tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Dưới đây là bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi qua các tuần các mẹ bầu có thể tham khảo.

Tuổi thai

Chiều dài (cm)

Cân nặng (g)

Tuổi thai

Chiều dài (cm)

Cân nặng (g)

8 tuần

1.6

1

26 tuần

35.6

760

9 tuần

2.3

2

27 tuần

36.6

875

10 tuần

3.1

4

28 tuần

37.6

1005

11 tuần

4.1

7

29 tuần

38.6

1153

12 tuần

5.4

14

30 tuần

39.9

1319

13 tuần

7.4

23

31 tuần

41.1

1502

14 tuần

8.7

43

32 tuần

42.4

1702

15 tuần

10.1

70

33 tuần

43.7

1918

16 tuần

11.6

100

34 tuần

45

2146

17 tuần

13

140

35 tuần

46.2

2383

18 tuần

14.2

190

36 tuần

47.4

2622

19 tuần

15.3

240

37 tuần

48.6

2859

Đọc thêm:  [Review] Trường mầm non Nậm Cang – Lào Cai

20 tuần

16.4

300

38 tuần

49.8

3083

21 tuần

26.7

360

39 tuần

50.7

3288

22 tuần

27.8

430

40 tuần

51.2

3462

23 tuần

28.9

501

41 tuần

51.7

3597

24 tuần

30

600

42 tuần

51.5

3685

25 tuần

34.6

660

43 tuần

51.3

3717

Trong xác suất thống kê, khái niệm bách phân vị thường được sử dụng ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn đối với một giá trị cho trước. Nếu cân nặng ước tính dưới đường bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai thì được đánh giá là thai chậm phát triển.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Sức khỏe mẹ bầu

Mẹ mắc bệnh béo phì có xác suất lớn hơn phải đổi mặt với các nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh mổ, thai nhi có nguy cơ chết lưu và dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, do có tác động đáng kể đến môi tường trong tử cung, tình trạng của người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của con trẻ sau này. Những người mắc béo phì, đái tháo đường trong thời kỳ mang thai có có thể dẫn đến thai nhi lớn hơn bình thường. [1]

Sức khỏe của thai phụ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển thai nhi

Cân nặng của mẹ

Như đã nói ở trên, tình trạng sức khỏe của bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và cân nặng của bà bầu cũng vậy. Những bà mẹ thiếu cân, nhẹ cân rõ ràng sẽ không có đủ sức khỏe và dinh dưỡng để nuôi thai nhi, có thể dẫn đến trình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, những mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến với thai nhi vì sẽ khiến kích thước thai nhi quá lớn, tăng nguy cơ phải sinh mổ.

Thai phụ cần chú ý cân nặng của mình trong suốt thai kỳ

Thứ tự thai

Thông thường, con sau sẽ lớn hơn con đầu về cân nặng và chiều dài. Nhưng khi thai phụ sinh hai lần quá sát nhau, cơ thể chưa kịp hồi phục hoàn toàn sau đợt sinh trước mà đã mang thai đứa con tiếp theo thì có thể khiến thai sau cũng bị nhẹ cân so với tiêu chuẩn.

Số lượng thai trong bụng mẹ

Những bà mẹ mang song thai hay đa thai thường sẽ gặp trường hợp cân nặng của từng thai có thể thấp hơn bình thường.

Yếu tố di truyền, chủng tộc

Những người mẹ có quốc gia, dân tộc, chủng tộc khác nhau thì thai nhi cũng sẽ có chỉ số cân nặng khác nhau. Điều này có thể do gen, khí hậu môi trường quy định.

Những yếu tố di truyền, chủng tộc cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về cân nặng giữa trẻ nhỏ

Các xu hướng phát triển của thai nhi

Thai nhi nhỏ

Thai nhi được xem là thai nhi nhỏ khi có cân nặng ước tính nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 70% trẻ sinh ra dưới bách phân vị thứ 10 không có nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo. Nguyên nhân dẫn đến có sự khác biệt giữa cân nặng của trẻ so với tiêu chuẩn chủ yếu do chiều cao và cân nặng của cha mẹ, chủng tộc hoặc giới tính. 30% còn lại thực sự bị hạn chế tăng trưởng, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh (7 ngày đầu sau sinh) là những nguy cơ trẻ phải đối mặt. [2]

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết 2 Dàn ý & 25 bài văn thuyết minh lớp 8

Khi gặp trường hợp thai nhi nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định một vài xét nghiệm như chức năng nhau thai, dây rốn, chế độ dinh dưỡng, các vấn đề về tâm lý của mẹ, từ đó đưa ra tư vấn cách điều chỉnh phù hợp, có thể là thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Khi thai phát triển kém hơn mức bình thường, ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…

Trẻ được coi là thai nhi nhỏ có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe trong quá trình phát triển

Thai nhi lớn

Thai nhi được xem là thai nhi lớn khi có cân nặng ước tính lớn hơn hoặc bằng bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai:

  • Mức độ 1: cân nặng trẻ sơ sinh lớn hơn 4000g – tăng nguy cơ chuyển dạ và các biến chứng ở trẻ sơ sinh.
  • Mức độ 2: cân nặng trẻ sơ sinh lớn hơn 4500g – tăng nguy cơ mắc bệnh sơ sinh.
  • Mức độ 3: cân nặng trẻ sơ sinh lớn hơn 5000g – tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Thai nhi quá lớn ảnh hưởng đến cả thai phụ lẫn chính sức khỏe của thai nhi. Nó có thể khiến thai phụ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con bởi kích thước thai nhi có quá lớn sẽ khó khăn khi di chuyển trong cổ tử cung và âm đạo. Đồng thời, thai nhi phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, ung thư.

Thai nhi có trọng lượng quá lớn đưa đến nhiều bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ và cả quá trình chuyển dạ của mẹ bầu

Kiểm tra sức khoẻ thai nhi bằng phương pháp đếm cử động thai

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết thai đang phát triển là quan sát cử động của thai nhi, bao gồm những cảm giác cho thấy thai nhi đang vận động xoay, đạp, cuộn tròn trong bụng mẹ. Trong lúc thai tỉnh, những cử động này diễn ra một cách đều đặn.

Tuy là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nhưng theo dõi cử động thai có thể gây nhầm lẫn nếu thực hiện không đúng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đếm số lần thai cử động hay thai máy trong vòng một giờ, giúp phát hiện ra các điểm bất thường nếu có. Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động mà người mẹ có thể cảm nhận được như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân.

Ở mỗi thai phụ, khoảng thời gian bắt đầu cảm nhận thai máy là khác nhau. Thông thường, thai phụ cảm nhận được thai máy vào tuần thứ 18-20 nếu mang thai con đầu, tuần thứ 16-18 nếu mang thai con thứ. Tuần thứ 28-32 của thai kỳ thường là thời điểm cử động thai rõ nhất.

Đọc thêm:  Chế biến món ăn đơn giản, tiện lợi hơn với các loại bột pha sẵn Tấn Sang

Số lần cử động thai phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng đe doạ: cử động ít hơn để giảm tiêu hao năng lượng.
  • Trạng thái ngủ của thai: thai sẽ ít hoặc không cử động khi ngủ.
  • Lượng nước ối.
  • Vị trí của nhau thai.
  • Tư thế của thai nhi: ở tư thế nằm cử động nhiều hơn so với tư thế ngồi và đứng.
  • Hành vi, thói quen của thai phụ: sử dụng thuốc, hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia,…

Phương pháp đếm cử động thai

Cách đếm cử động thai

  • Thời điểm: Nên thực hiện vào những thời điểm cố định trong ngày và thực hiện sau khi ăn.
  • Chuẩn bị: Đi vệ sinh trước khi thực hiện, thực hiện trong tư thế nằm thư giãn, tay đặt lên bụng để đếm.
  • Tiến hành: Đếm và ghi nhận số lần thai máy trong vòng 2 giờ.
  • Kết quả: Nếu thai máy từ 10 lần trở lên là bình thường.

Từ tuần thứ 28, nếu thai máy dưới 10 lần trong vòng 2 tiếng, thai phụ nên thay đổi tư thế, nằm nghiêng sang trái và lặp lại quá trình đếm cử động thai trong 2 giờ. Nếu vẫn đếm được không quá 10 lần, hãy báo lại ngay cho nhân viên y tế.

Khi thai tỉnh, trung bình số lần cử động là 16 – 48 lần/giờ, ít nhất là 3 – 4 lần/giờ. Thai cử động ít, có thể do đang ngủ hoặc sức khỏe có vấn đề. Tuy nhiên, cử động thai quá nhiều (hơn 20 lần) cũng có thể là dấu hiệu thai đang bị stress hoặc do tình trạng căng thẳng của thai phụ. Nếu cử động thai vẫn tăng nhanh, dồn dập, thai phụ nên đi kiểm tra ở bệnh viện.

Để thuận tiện cho việc theo dõi, các mẹ hãy ghi chép lại kết quả mỗi lần đếm.

Cách đếm cử động thai

Xử lí khi số lần thai máy giảm

Cần báo ngay cho nhân viên y tế khi gặp tình trạng số lần thai máy giảm để đánh giá lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Nếu không phát hiện bất thường, nhân viên y tế cần giải thích đế trấn an thai phụ, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi về sau. Nếu phát hiện bất thường, thai phụ cần được nhập viện để bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra hướng xử trí thích hợp và kịp thời.

Xử lí khi số cử động thai giảm

Theo dõi cân nặng thai nhi là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn con trẻ. Khi có dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn và can thiệp kịp thời. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Nguồn: Baby Your Baby, Perinatology

Thạc sĩ Võ Văn Khoa Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button