K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2+ H2O được th-thule-badinh-hanoi.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng đúng phương trình phản ứng oxi hóa khử khi cho K2Cr2O7 tác dụng HCl, đây được coi là phương trình cân bằng khó.

1. Phương trình phản ứng K2Cr2O7 tác dụng HCl

2. Cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

Phương trình phản ứng: K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

3. Điều kiện phản ứng xảy ra K2Cr2O7 ra Cl2

Nhiệt độ thường

4. Tính chất của kaliđicromat

4.1. Tính chất vật lí

Là tinh thể tam tà màu đỏ – da cam.

Nhiệt độ nóng chảy: 398oC; phân hủy ở 500oC.

Trong không khí K2Cr2O7 không chảy rữa.

Tan nhiều trong nước cho dung dịch màu da cam – màu đặc trưng của ion Cr2O72-.

Tan trong SO2 lỏng; không tan trong rượu và ete. Muối này có độ tan thay đổi theo nhiệt độ, K2Cr2O7 có vị đắng.

4.2. Tính chất hóa học

  • Phân hủy ở 500oC

4K2Cr2O7 overset{500oC}{rightarrow} 4K2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2

  • Tác dụng với dung dịch kiềm

K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O

(da cam) (vàng)

  • K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh (nhất là trong môi trường axit – tính oxi hóa như axit cromic).

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Ở trạng thái rắn, K2Cr2O7 có thể oxi hóa được S, P, C khi đun nóng:

Đọc thêm:  Các VPN miễn phí tốt nhất, không cần đăng ký tài khoản

K2Cr2O7 + 2C → K2CO3 + Cr2O3 + CO

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là

A. 3

B. 6

C. 8

D.14

Câu 2. Trong phản ứng

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng là

A. 28

B. 29

C. 30

D. 31

Câu 3. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng

A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng

C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam

D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Câu 4. Cho các phát biểu sau:

(1). K2Cr2O7 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.

(2). Kim loại Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ.

(3). CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…

(4). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

(5). Hợp chất crom (VI) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(6). Crom (III) oxit và crom (III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

Tổng số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4.

D. 5

Câu 5. Khi cho Kalidicromat vào dung dịch HCl dư đun nóng xảy ra phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O

Nếu dùng 5,88 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị Oxi hóa là:

A. 0,14 mol.

B. 0,28 mol.

C. 0,12 mol.

D. 0,06 mol.

Câu 6. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (dktc). Giá trị của V là :

Đọc thêm:  TOP ứng dụng lịch Việt, xem lịch âm tốt nhất trên điện thoại

A. 10,08 lit

B. 4,48 lit

C. 7,84 lit

D. 3,36 lit

Câu 7. Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

B. dung dịch HNO3 đặc nguội

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng

D. dung dịch H2SO4đặc, đun nóng

Câu 8. Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 29,4 gam

B. 59,2 gam.

C. 24,9 gam.

D. 14,7 gam

Câu 9. Muốn điều chế 6,72 lít khí Clo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.

B. 27,4 gam.

C. 24,9 gam.

D. 26,4 gam

Câu 10. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2trong môi trường H2SO4

D. Dung dịch NaOH

Câu 11. Dãy các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa là:

A. HNO3; KMnO4; Fe(NO3)3

B. O2; H2SO4 đặc

C. HNO3; KMnO4; Fe(NO3)2

D. KMnO4, Zn, HCl

Câu 12. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng

A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng

C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam

D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng

Câu 13. Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim:

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập Hình Nền Sói Cô Độc Cực Chất Full 4K Với Hơn 999+ Cái

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).

C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

Câu 14. Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

A. Al và Ca.

B. Fe và Cr.

C. Cr và Al

D. Fe và Mg.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại

B. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc nguội.

C. Nhôm và crom đều bị phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

D. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

Câu 16. Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là

A. màu da cam và màu vàng chanh.

B. màu vàng chanh và màu da cam.

C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh.

D. màu vàng chanh và màu nâu đỏ.

Câu 17. Dung dịch trong nước của chất nào dưới đây có màu da cam?

A. K2Cr2O7.

B. KCl.

C. K2CrO4.

D. KMnO4

Câu 18. Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

A. CrBr3.

B. Na[Cr(OH)4].

C. Na2CrO4­.

D. Na2Cr2O7.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button