Hóa 11 Bài 14: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho Giải bài tập Hóa 11 bài 14

Bài 14 thực hành Hoá 11 giúp các em học sinh lớp 11 biết cách tiến hành, quan sát, giải thích các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.

Đồng thời rèn kĩ năng biết cách sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Báo cáo thực hành Hóa 11 bài 14, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric

Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm

Hóa chất: HNO3, NaOH.

Tiến hành thí nghiệm:

Cho vào ống nghiệm 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc (68%)

Cho vào ống nghiệm 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng 15%

Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh đồng nhỏ. Nút 2 ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH

Đun nhẹ ống nghiệm 2

Hiện tượng:

Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

Đọc thêm:  Ôn lại tuổi thơ với 11 bộ phim truyền hình nổi tiếng thập niên 1990

Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.

Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.

Giải thích:

Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 đặc có khí NO2 màu nâu bay ra vì HNO3 đặc bị khử đến NO2. Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu(NO3)2.

Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 loang và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành NO2 màu nâu đỏ. Đ chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3)2.

Phương trình hóa học:

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.

Hóa chất: KNO3.

Tiến hành thí nghiệm:

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ KNO3

Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun để muối KNO3 nóng chảy hết

Lấy kẹp sắt kẹp 1 mẩu than gỗ bằng hạt ngô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi than nóng đỏ, cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3

Hiện tượng:

Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.

Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.

Phương trình hóa học:

Đọc thêm:  Tập làm văn lớp 5: Em hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 4 Dàn ý & 31 bài Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn lớp 5

2KNO3 → 2KNO2 + O2↑

C + O2 → CO2

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.

Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

Tiến hành thí nghiệm:

a) Thử tính tan

Lấy mối loại một ít vào từng ống nghiệm riêng biệt.

Cho vào mỗi ống nghiệm 4 -5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.

b) Phân biệt đạm amoni sunfat

Lấy 1 ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế được vào từng lọ riêng biệt.

Cho mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH.

Kẹp và đun trên ngọn lửa đèn cồn

c) Phân biệt kali clorua và phân supephotphat kép

Lấy khoảng 1 ml dung dịch vừa pha chế của kali clorua vào 1 ống nghiệm và của supephotphat kép vào 1 ống nghiệm khác.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống.

Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

+ Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

+ Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl

Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

Ag+ + Cl- → AgCl↓

II. Viết tường trình

Dựa vào phần trên, các bạn viết tường trình theo mẫu mà Thầy/Cô giáo đã cho.

Đọc thêm:  Vivaso đề xuất được làm phim, không thoái vốn Hãng phim truyện

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button