Tinh dầu hoa anh thảo là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Tinh dầu hoa anh thảo có nguồn gốc từ đâu, có công dụng gì tốt cho sức khỏe và làm đẹp mà chị em phụ nữ lại săn đón đến vậy. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo, cách dùng và những tác dụng phụ khi sử dụng nhé.

Hoa anh thảo là một loại thực vật có hoa màu vàng, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Hạt của nó được sử dụng để sản xuất dầu hoa anh thảo. Ngày nay, tinh dầu hoa anh thảo rất được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người các tác dụng mà tinh dầu hoa anh thảo mang lại, cách sử dụng tinh dầu hoa anh thảo đúng và các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng.

Tinh dầu hoa anh thảo là gì?

Tinh dầu hoa anh thảo là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil-EPO) được chiết xuất từ hạt của hoa anh thảo, một loại cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Dầu hoa anh thảo rất giàu axit gamma-linolenic (GLA), một axit béo omega-6 có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau, cân bằng nội tiết tố: giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, mãn kinh…, đây là một loại acid thường có trong dầu thực vật.

Đọc thêm:  3 cách làm sữa chua nhãn thơm ngon, béo mịn đơn giản tại nhà

Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo là gì?

Tinh dầu hoa anh thảo giúp dưỡng da

Tinh dầu hoa anh thảo giúp dưỡng da, giúp da ẩm mịn

Theo một nghiên cứu năm 2005 đăng trên Wiley Online Library, GLA cần thiết cho cấu trúc và chức năng của da, da không thể tự sản xuất GLA, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng dùng tinh dầu hoa anh thảo giàu GLA sẽ giúp cho làn da khỏe đẹp toàn diện, giữ độ ẩm, độ đàn hồi cho làn da, giúp da luôn căng tràn sức sống. [1]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp trị mụn

Tinh dầu hoa anh thảo giúp trị mụn

GLA trong tinh dầu hoa anh giúp hỗ trợ trị mụn bằng cách giảm viêm da và giảm tình trạng da tăng sinh, sừng hóa, một trong những nguyên nhân gây mụn.

Theo một nghiên cứu năm 2014 đăng trên trang National Center for Biotechnology Information (NCBI), tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm viêm ở bệnh nhân bị mụn trứng cá. Tình trạng viêm này xảy ra trong quá trình điều trị mụn trứng cá bằng thuốc isotretinoin (Accutane). [2]

Theo một nghiên cứu đăng trên trang Tạp chí y Khoa Thuỵ Điển, cho thấy việc bổ sung GLA có thể cải thiện tình trạng mụn trứng cá do điều chỉnh quá trình viêm, GLA sẽ được chuyển đổi thành DGLA (axit dihomo-γ-linolenic), chất nền cho cyclooxygenase và 15-lipoxygenase, xúc tác sản xuất prostaglandin E1 (PGE1) và 15-hydroxydihomo-γ-linolenic axit (15-OH-DGLA), PGE1 và 15-OH-DGLA có đặc tính chống viêm. Ngoài ra 15-OH-DGLA còn có thể cải thiện tình trạng da tăng sinh, điều chỉnh sự tăng sừng hóa nang lông, một trong những nguyên nhân gây nên mụn trứng cá. Do đó, GLA làm giảm cả tổn thương do mụn viêm và không do viêm. [3]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm viêm da, eczema

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm viêm da, eczema

Thông tin được đăng trên WebMD (Trang web thông tin y tế tại Mỹ), GLA chứa trong tinh dầu hoa anh thảo giúp điều trị một số tình trạng da như viêm da, eczema. [4]Tuy nhiên, song song đó cũng có những nghiên cứu đối lập, chưa có xác nhận rõ ràng lợi ích thật sự của tinh dầu hoa anh thảo trong hỗ trợ trị viêm da dị ứng, eczema (chàm).

Đọc thêm:  Hợp đồng thuê nhà Mẫu hợp đồng thuê nhà

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Một nghiên cứu đăng trên trang National Institutes of Health (NIH), cho thấy tinh dầu hoa anh thảo có hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), như các triệu chứng: phiền muộn, cáu gắt, đau ngực, đau đầu… Các nhà nghiên cứu cho rằng một số phụ nữ trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt vì họ nhạy cảm với mức prolactin bình thường trong cơ thể. GLA trong tinh dầu hoa anh thảo sẽ chuyển đổi thành một chất trong cơ thể (prostaglandin E1) được cho là giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt PMS. [5]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dầu hoa anh thảo đã được chứng minh là giúp giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, bao gồm cả mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy ngoài việc giảm cơn bốc hỏa, những người tham gia dùng dầu anh thảo còn cải thiện hoạt động tình dục.

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm đau do viêm khớp

Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm đau do viêm khớp

GLA trong dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, nhờ tác dụng chống viêm của nó, các nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động của khớp. Nó cũng giúp giảm các triệu chứng như cứng khớp vào buổi sáng tốt hơn so với chỉ dùng thuốc.

Đọc thêm:  Phân khúc MPV tháng 7 – Mitsubishi Xpander vững ngôi đầu

Cách sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Cách sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo là một chất bổ sung dinh dưỡng, không có số lượng khuyến nghị hàng ngày được thiết lập cho việc sử dụng. Liều lượng nằm trong khoảng từ 500mg đến 8 gam mỗi ngày, uống trong hoặc sau ăn.

Tinh dầu hoa anh thảo chưa có tài liệu nào hướng dẫn bắt buộc phải uống vào buổi nào trong ngày (sáng, trưa, tối), bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Hầu hết mọi người sử dụng dầu hoa anh thảo sẽ dung nạp tốt mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, ở một số người cũng đã có báo cáo về các tác dụng phụ như: đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, phát ban… [6]Bạn có thể giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ bằng cách bắt đầu với một liều lượng thấp và dần dần tăng liều. Nếu tác dụng phụ vẫn xảy ra trong thời gian dài mà không hết, hãy ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiếp tục hay dừng lại.

Qua bài viết trên mọi người có thể thấy tinh dầu hoa anh thảo có rất nhiều công dụng tốt trong làm đẹp và sức khỏe, là nguồn bổ sung GLA dồi dào, an toàn, tuy nhiên nếu muôn sử dụng bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của Dược sĩ, Bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Các loại tinh dầu hoa anh thảo tốt trên thị trường

>>>>> Những đối tượng không nên sử dụng dầu hoa anh thảo

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button