Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Soạn Địa 8 trang 40
Địa lí 8 Bài 11 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 40.
Soạn Địa lí 8 Bài 11 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
1. Dân cư
– Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.
– Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.
– Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo.
– Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế – xã hội ở Nam Á.
2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
– Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.
– Tuy nhiên nền kinh tế – xã hội trong khu vực thiếu ổn định.
– Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:
- Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,..còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…
- Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 11
Câu 1
Em hãy ghi vào vở tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5.
Gợi ý đáp án:
Tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5
- (1). Pa-ki-xtan,
- (2). Ấn Độ,
- (3). Nê-pan,
- (4).Bu-tan,
- (5). Băng-la-đét,
- (6). Xri Lan-ca,
- (7). Man-đi-vơ.
Câu 2
Căn cứ vào hình 11.1, em có nhận xét gì về đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á.
Trả lời:
– Dân cư Nam Á phân bố không đều.
– Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng, ven biển có lượng mưa lớn.
– Dân cư thưa thớt ở các vùng nội địa, mưa ít như vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.
Câu 3
Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
Gợi ý đáp án:
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…
– Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.
Câu 4
Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?
Gợi ý đáp án:
– Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị công nghiệp đứng hàng 10 trên thế giới.
– Sản xuất nông nghiệp không ngừng phá triển, với cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vẫn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
– Các ngành dịch vụ đang phát triển, chiếm tới 48% GDP.