Đề thi vào lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2023 – 2024 Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Chuyên (Có đáp án)

Đề thi vào lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2023 – 2024 có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Đáp án được Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh công bố chiều ngày 6/7/2023.

Qua đó, cũng giúp các trường chưa thi chủ động ôn thi, nắm vững các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi, để ôn thi vào lớp 6 năm 2023 – 2024 đạt kết quả như mong muốn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi khảo sát đánh giá năng lực vào lớp 6:

Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2023 – 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÌ KHẢO SÁT TUYỂN SINH VÀO LỚP 6Khóa ngày 04 tháng 7 năm 2023Khảo sát năng lực Đọc hiểu và Làm văn

1. Đọc hiểu (8,0 điểm)

Em hãy đọc bài thơ sau:

Con đường của bé

Thanh Thảo

(Thơ cho thiếu nhi, Nhiều tác giả, NXB Văn học, 2019)

Trả lời các câu hỏi sau.

a) Trong bài thơ, con đường lẫn trong mây, con đường trên biển cả, con đường chạy dài theođất nước là con đường của những ai?

Đọc thêm:  Mẹ 8x chia sẻ 4 cách đơn giản để trò chuyện cùng con trẻ

b) Con đường của người bố và người mẹ trong bài thơ gợi nghĩ về những nghề nghiệp nào vàthành quả của nghề nghiệp ấy là gì?

c) Em hiểu thế nào về hình ảnh Con đường trên trang sách?

d) Em thích khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

2. Làm văn (7,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Con đường củabé (Thanh Thảo).

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Đáp án có tính chất gợi ý, định hướng, học sinh có thể có cách dùng từ, diễn đạt khác, miễn sao đáp ứng được các yêu cầu. Giám khảo cần căn cứ vào bài làm cụ thể để đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực làm văn của học sinh, từ đó đánh giá mức điểm phù hợp.

NỘI DUNG

ĐIỂM

1. Đọc hiểu

8,0

a) Trong bài thơ, conđườnglẫntrongmây,conđườngtrênbiểncả,conđường chạydàitheođấtnướclà những con đường của chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu.

2,0

b) Trong bài thơ, người bố làm nghề thợ xây (hoặc thợ hồ, kĩ sư xây dựng,…); Thành quả từ nghề nghiệp ấy: những ngôi nhà mới (những công trình,…)

Người mẹ làm nghề nông (hoặc nông dân, làm vườn, kĩ sư nông nghiệp,…); Thành quả từ nghề nghiệp ấy: ruộng dâu xanh tốt, thảm lúa vàng ngát hương.

2,0

c) Hình ảnh Con đường trên trang sách là việc học tập mỗi ngày để trau dồi kiến thức (hoặc con đường học tập thông qua sách vở, con đường thực hiện ước mơ trong tương lai, hành trình học tập để đạt được ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai,…)

Đọc thêm:  Review Trường Đại học Phương Đông có tốt không?

2,0

d) HS có thể trả lời theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Xác định được khổ thơ mình thích.

– Nêu được lí do vì sao thích: chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh, nội dung khổ thơ mà bản thân thấy thú vị.

– Diễn đạt rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Lưu ý: với trường hợp học sinh trả lời không thích khổ thơ nào và nêu được lí do một cách thuyết phục thì vẫn chấm điểm như hướng dẫn chấm.

2,0

2. Làm văn

7,0

2.1 . Yêu cầu về kĩ năng

2,0

– Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn; viết đúng số câu theo yêu cầu.

– Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2.2 . Yêu cầu về nội dung

4,0

* Học sinh có thể nêu suy nghĩ về hình thức hoặc nội dung bài thơ hoặc cả hình thức và nội dung bài thơ. Một số gợi ý:

– Về nội dung, học sinh cần hiểu và cảm được nội dung chính của bài thơ (bài thơ nói về những con đường và những điều tốt đẹp mà con đường ấy mang lại) và những nét độc đáo của nội dung ấy (những con đường gần gũi, thân quen mà vẫn bay bổng, lãng mạn và thú vị; những con đường mở ra những ước mơ đầy tươi sáng, hứa hẹn;…). Về hình thức, học sinh nhận xét được về từ ngữ, hình ảnh thơ: các từ láy: chi chít, mênh mông; từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm: cao tít, xanh tốt, ngát hương, những vì sao chi chít, cỏ ruộng dâu xanh tốt,…; từ ngữ được lặp lại trong bài thơ có tác dụng nhấn mạnh ý thơ; …

Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hồ Chí Minh

– Ý mở rộng: học sinh biết liên hệ đến bản thân sau khi đọc bài thơ; liên tưởng đến ý thơ, bài thơ khác; liên hệ đến thực tế cuộc sống, …

– Sáng tạo: có sáng tạo trong nội dung (ý sâu sắc, mới mẻ, độc đáo; đưa ra được góc nhìn riêng về nội dung bài thơ;…) hoặc hình thức làm bài (dùng từ, đặt câu hay, có nét riêng,…).

1.0

Tổng cộng

15,0

Các môn khác các em có thể tải file về tham khảo:

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button