Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ mọc răng

Theo thời gian, bé yêu nhà bạn sẽ ngày càng phát triển về thể chất lẫn cả tinh thần. Một trong những biến đổi đó bao gồm việc em bé mọc những chiếc răng đầu tiên trong cuộc đời. Nhưng liệu bạn đã nắm bắt được những biểu hiện hay triệu chứng của bé khi bắt đầu mọc răng? Và có phương pháp gì có thể chăm sóc bé trong giai đoạn này? Với bài viết hôm nay, th-thule-badinh-hanoi.edu.vn sẽ cung cấp “bách khoa toàn thư” về việc bé yêu mọc răng và các vị phụ huynh có thể chuẩn bị gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này nhé.

Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng

Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ mọc răng

Đầu tiên, các bạn nên nhớ rằng dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu ở mỗi trẻ phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Có những em bé trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và không có nhiều biểu hiện, nhưng cũng có những trẻ phát sốt, biếng ăn và trở nên cáu kỉnh.

Thông thường, khi trẻ từ 4 -7 tháng tuổi sẽ có những dấu hiện nhất định để đánh giá được là bé đang chuẩn bị mọc răng hay không. Sau đây là những biểu hiện phổ biến:

Sốt nhẹ

Mọc răng khiến hệ miễn dịch của bé trở nên yếu đi nên việc bé bị sốt là không thể tránh khỏi.

Trẻ sốt mọc răng nên làm gì, là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn tìm hiểu một số mẹo giúp trẻ hạ sốt và dễ chịu hơn khi mọc răng nhé.

Đọc thêm:  Mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 Quyết định tạm hoãn hợp đồng lao động

Khó ngủ

Do quá trình mọc răng vốn khó chịu và đau đớn đối với bé, dẫn đến việc bé khó chìm vào giấc ngủ.

Chảy nước dãi (có thể gây phát ban trên mặt)

Trẻ sơ sinh thường luôn chảy nước dãi, nhưng khi bé mọc răng thì tần suất chảy dãi sẽ nhiều hơn khiến cằm và cổ sẽ bị ướt. Nếu không được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến phát ban trên khuôn mặt trẻ.

Biếng ăn hoặc bỏ bú

Khi nướu răng của bé trở nên khó chịu và đau nhức, điều này rất dễ dàng khiến trẻ không muốn ăn.

Biếng ăn hoặc bỏ bú

Má ửng hồng

Đây cũng là một biểu hiện rất dễ thấy ở em trẻ vì răng mọc xuyên qua nướu và gây kích ứng khiến má bé ửng hồng lên và âm ấm.

Khó chịu hoặc quấy khóc

Trong giai đoạn này là thời điểm bé sẽ trở nên cáu kỉnh và khóc nhiều hơn.

Thích nhai cắn

Răng khi nhú lên khỏi nướu sẽ khiến bé yêu khó chịu và ngứa lợi. Chính vì vậy, bé sẽ theo quán tính muốn gặm một thứ gì đó để làm dịu cảm giác này.

Xoa má, kéo tai

Biểu hiện này không nhất thiết là bé đang mọc răng, nhưng đối với một số ít, các bé có thể sẽ dụi tai vào cùng một bên khi răng đang mọc.

Các triệu chứng chỉ thường diễn ra trong thời gian ngắn khi răng đang mọc trong thời điểm ấy. Tình trạng có thể kéo dài vài tháng nếu bé mọc nhiều răng mới cùng một lúc.

Cách chăm sóc trẻ mọc răng

Cách chăm sóc trẻ khi trẻ sắp mọc răng

Trong những năm đầu đời, ba mẹ chính là nha sĩ tốt nhất của trẻ. Do đó, ba mẹ nên tìm hiểu về tầm quan trọng của bộ răng sữa và biết cách chăm sóc, vệ sinh răng sữa khỏe mạnh cho con. Thạc sĩ – bác sĩ. Nguyễn Thị Xuân Ngọc của Nha khoa Elite chia sẻ về vấn đề mọc răng sữa của bé yêu.

Đọc thêm:  Có mấy loại nước tẩy rửa nhà tắm và đặc điểm từng loại

Với những triệu chứng trên thì phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của trẻ, dưới đây là một số phương pháp mà phụ huynh nên cân nhắc để giúp bé vượt qua được quá trình mọc răng:

Massage lợi cho bé: Phụ huynh có thể massage lợi của trẻ bằng ngón tay hoặc cho ngậm, cắn những vật dụng được thiết kế riêng cho trẻ đang mọc răng. Lưu ý, các bạn nên nhớ vệ sinh tay và đồ dùng thật sạch sẽ, an toàn tránh lây lan vi khuẩn, nhiễm trùng đến trẻ nhé.

Cải tiến trong mỗi buổi ăn của bé: Chia nhỏ các bữa ăn, chế biến đồ ăn nhừ hoặc nấu cháo và bày trí bắt mắt để bé có động lực ăn uống để bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình mọc răng.

Tăng cường Vitamin trong bữa ăn: Hãy cho bé uống các loại nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng giúp bé tránh khỏi những cơn sốt và còn giảm đau nữa.

Dỗ dành khi bé khó chịu: Phụ huynh có thể chơi đùa hoặc ôm hôn con để xao nhãng, phân tâm, quên đi cảm giác đau nhức.

Dỗ dành khi bé khó chịu

Dùng yếm đeo cho bé và dùng khăn giấy mềm hoặc khăn lụa lau khô mặt bé thường xuyên nếu có thể: Việc này tránh để nước dãi dính trên cằm, cổ bé và gây phát ban đỏ trong quá trình mọc răng.

Gặp bác sĩ nếu tình trạng của bé trở nên tệ hơn: Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể khi bé sốt cao hơn 38°C và tiêu chảy, phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.

Đọc thêm:  Học phí trường quốc tế ở TP HCM cao nhất hơn 900 triệu đồng

Tuyệt đối không sử dụng các gel mọc răng cho em trẻ: Các loại gel này chứa hợp chất benzocaine và phụ huynh nên lưu ý vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Tham khảo thêm: Những thực phẩm giúp bé hết đau nướu khi mọc răng

Những câu hỏi thường gặp khi bé sắp mọc răng

Những câu hỏi thường gặp khi bé sắp mọc răngNhững câu hỏi thường gặp khi bé sắp mọc răng

Mấy tháng trẻ mọc răng?

Trẻ thường mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi, những dấu hiệu mọc răng sẽ xuất hiện từ khoảng 2, 3 tháng trước. Tuy nhiên sẽ có một số trẻ mọc răng sớm, vào khoảng 3, 4 tháng tuổi là bé đã mọc chiếc răng đầu tiên.

Răng sữa mọc theo thứ tự nào?

Răng sữa của trẻ sẽ mọc từ trung tâm trước và di chuyển ra bên ngoài: Răng cửa trung tâm, răng cửa bên, răng hàm đầu tiên, răng nanh, răng hàm thứ hai (ở phía sau).

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Khi trẻ 12 tháng tuổi, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám hoặc trong vòng 6 tháng kể từ khi mọc chiếc răng đầu tiên. Lúc này, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng cho bé một cách hiệu quả.

Ngoài ra mẹ nên tham khảo các mẹo trị chảy nước dãi cho bé để giúp bé hạn chế tăng tiết nước bọt cũng như phòng tránh các bệnh về hô hấp nhé!

Với những thông tin trên, th-thule-badinh-hanoi.edu.vn hy vọng đã có thể giúp bạn bổ túc thêm những kiến thức tiện lợi để chăm sóc bé nhà trong giai đoạn mọc răng này. Chúc cả nhà và bé yêu có thể thuận lợi vượt qua khó khăn nhé.

Nguồn: Vinmec

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button