Bệnh trĩ: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến hiện nay, nhưng rất nhiều người ngại ngùng, tự ti khi nhắc đến bệnh dẫn đến việc phát hiện và điều trị gặp nhiều khó khăn. Đọc ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu về nguyên nhân, phân loại, cũng như cách điều trị bệnh trĩ nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (tên tiếng Anh là Hemorrhoids) là tình trạng tĩnh mạch bên trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn sưng to do sự ứ trệ tuần hoàn cấp máu cho hậu môn, gây ra triệu chứng đau kèm theo đi cầu ra máu.

Theo hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, trĩ là bệnh lý hàng đầu trong bệnh hậu môn trực tràng với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 35 – 50%, đa phần ở nữ giới (chiếm 60%). Có ba loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại xuất hiện ở nhiều đối tượng và triệu chứng khác nhau.[1]

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch trực tràng/hậu môn

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường do sự kết hợp của 2 yếu tố là áp lực lớn tác động liên tục lên phần tĩnh mạch nằm ở hậu môn trực tràng và sự suy yếu của tĩnh mạch. Do đó, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và rất hiếm ở người trẻ dưới 20 tuổi.

Các nguyên nhân gây tăng áp lực cho vùng hậu môn bao gồm:

  • Rặn quá mạnh khi đi đại tiện, nhất là khi táo bón.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến khó đi tiêu.
  • Áp lực khoang bụng tăng gặp trong tăng cân quá nhanh hoặc khi mang thai những tháng cuối của thai kỳ.
  • Thường xuyên bê vác vật nặng hoặc cử tạ.

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Tùy vào từng loại trĩ sẽ có dấu hiệu cụ thể khác nhau, nhưng đa phần người bệnh trĩ sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Đau vùng hậu môn, đối với một số người mắc trĩ ngoại thì cơn đau này có thể dữ dội hơn rất nhiều.
  • Ngứa ngáy, khó chịu vùng da quanh hậu môn
  • Chảy máu: là triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc trĩ nội và hiếm gặp ở trĩ ngoại. Người bệnh phát hiện có máu tươi ở giấy vệ sinh, phân có rây máu, hoặc máu chảy thành giọt, đặc biệt khi táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Sờ thấy khối phồng ở quanh hậu môn.

Đại tiện ra máu là dấu hiệu hay gặp trong bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là dấu hiệu hay gặp trong bệnh trĩ

Phân loại của bệnh trĩ

Trĩ nội

Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, giai đoạn sớm người bệnh không thể nhìn thấy. Do đó, bệnh thường biểu hiện kín đáo và ít triệu chứng điển hình. Một số dấu hiệu có thể nghĩ đến trĩ nội như:

Đọc thêm:  Kịch bản chương trình lễ mừng thọ (4 mẫu) Mẫu lời dẫn chương trình lễ mừng thọ người cao tuổi hay nhất

Cảm giác đau và khó chịu khi đi đại tiện, thường gặp khi bệnh ở mức độ nặng. Phát hiện máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bám xung quanh phân số lượng ít khi đi đại tiện.

Sa búi trĩ: lúc đầu thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, tự tụt vào được sau mỗi khi đại tiện. Lâu dần, khối lồi đó to ra và không tự tụt vào mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối lồi đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn dù không đi vệ sinh.

Trĩ nội

Trĩ nội

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn. Do đó, người bệnh thường có nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình cũng như dễ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu của trĩ ngoại gồm:

  • Ngứa hậu môn là một trong những triệu chứng điển hình của trĩ ngoại nguyên nhân do việc làm sạch hậu môn trở nên khó khăn hơn bình thường.
  • Đau hậu môn, đặc biệt cơn đau tăng lên khi ngồi hoặc mặc quần áo bó sát.
  • Người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy khối đỏ, cứng, chắc ở vùng hậu môn.
  • Sờ thấy hoặc nhìn thấy các khối đỏ (có thể cứng hoặc mềm) ở vùng hậu môn.

Ngoài ra, một số người bệnh có thể mắc cả 2 loại trĩ cũng lúc hay có thể gọi là thể trĩ hỗn hợp với sự kết hợp triệu chứng của cả búi trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại có thể sờ thấy búi trĩ ở ngoài hậu môn

Trĩ ngoại có thể sờ thấy búi trĩ ở ngoài hậu môn

Yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ

Bị táo bón mạn tính

Người mắc táo bón mạn tính hay có phân rắn, khô cứng nên thường phải ngồi đại tiện rất lâu kèm theo động tác rặn mạnh. Lâu ngày tạo thành áp lực rất lớn cho tĩnh mạch vùng hậu môn gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, người bệnh mắc phải trĩ cũng là nguyên nhân cản trở ống trực tràng – hậu môn gây ra táo bón. Hai bệnh lý này như một vòng xoắn khiến búi trĩ trở nên ngày một trầm trọng hơn.

Bị táo bón mạn tính

Bị táo bón mạn tính

Chế độ ăn ít chất xơ

Chất xơ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của hệ lợi khuẩn như Lactobacillus acidophilus trong đường ruột giúp tăng cường khả năng tiêu hóa. Đồng thời chất xơ giúp làm sạch chất cặn bã và giảm tái hấp thu nước quá mức ở ruột già.

Nếu có một chế độ ăn ít chất xơ sẽ khiến cho khả năng tiêu hóa giảm, phân khô cứng, khó đi ngoài và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Những người thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là khi chỉ số khối của cơ thể (BMI) lớn hơn 25 kg/m2. Khi đó, trọng lượng cơ thể lớn sẽ làm gia tăng áp lực nên vùng chậu và hậu môn dẫn đến sự lưu thông tuần hoàn giảm và gây ra bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ, cả trọng lượng của con, thể tích nước ối và cân nặng của người mẹ đều tăng nhanh chóng so với trước đây làm gia tăng áp lực cho vùng sàn chậu, nhất là hậu môn.

Đọc thêm:  Giày MLB phối đồ gì hợp? 8 cách phối đồ với giày MLB cho nam và nữ

Cùng với đó, khi mang thai, sự co bóp của các ống tiêu hóa đều giảm khiến mẹ bầu hay gặp tình trạng táo bón kéo dài. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt với những người tăng quá nhiều cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Phụ nữ mang thai dễ bị trĩ

Phụ nữ mang thai dễ bị trĩ

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Việc quan hệ tình dục đường hậu môn thường xuyên dẫn đến các tổ chức collagen và độ đàn hồi của cơ thắt hậu môn, trực tràng suy giảm và yếu nhanh chóng. Từ đó, gia tăng nguy cơ sa búi trĩ.

Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mà thường là gây rách, xây xát niêm mạc hoặc tăng cảm giác đau, tăng nguy cơ vỡ búi trĩ và nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.

Thường xuyên mang vác vật nặng

Động tác mang vác vật nặng có tác động rất lớn đến vùng sàn chậu cũng như hậu môn. Nếu thực hiện động tác này trong một thời gian dài sẽ tạo ra áp lực lên hệ tĩnh mạch hậu môn dẫn đến mắc bệnh trĩ.

Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí tử vong như:

  • Thiếu máu thiếu sắt mạn tính: do mất máu số lượng ít trong thời gian dài.
  • Búi trĩ bị nghẹt: thường xuất hiện khi sa búi trĩ có kích thước lớn ra ngoài sau đó bị cơ thắt hậu môn chặn lại. Khi đó, người bệnh thường rất đau, búi trĩ căng cứng có thể dẫn đến hoại tử nếu không điều trị kịp thời.
  • Hình thành cục máu đông gây tắc mạch: do ứ trệ tuần hoàn trong búi trĩ làm xuất hiện máu đông. Cục máu đông này khi đi vào hệ tuần hoàn của cơ thể có thể gây tắc mạch.
  • Viêm nhiễm da quanh hậu môn: gây sưng đỏ, đau rát hoặc chảy dịch mủ.

Mất máu là biến chứng thường gặp trong bệnh trĩ

Mất máu là biến chứng thường gặp trong bệnh trĩ

Các chẩn đoán phát hiện bệnh trĩ

Để chẩn đoán bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng mà người bệnh đến khám kết hợp với phương pháp thăm khám trực tràng để phát hiện và xác định kích thước búi trĩ. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán và điều trị như:

  • Nội soi đại trực tràng: dùng ống mềm có gắn camera chuyên dụng ở đầu sau đó đưa vào hậu môn – trực tràng để nhìn thấy hình ảnh búi trĩ và tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý khác.
  • Công thức máu: nhằm xác định mức độ mất máu hoặc thiếu máu.

Nội soi đại trực tràng là một phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ

Nội soi đại trực tràng là một phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Để tránh làm nặng thêm tình hình bệnh hoặc xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu tươi hoặc phát hiện máu rây quanh phân khi đi đại tiện kéo dài trên 1 tuần.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện.
  • Phát hiện phân có sự bất thường về hình thái, màu sắc như kích thước nhỏ, thành cục rắn, phân lỏng, nát, màu nâu hoặc xanh,…
  • Có các biểu hiện toàn thân như sốt, choáng, suy nhược cơ thể.
Đọc thêm:  Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2022 – 2023 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 9 (Có ma trận, đáp án)

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Nếu có nhu cầu, bạn có thể đến khoa tiêu hóa của bất kỳ phòng khám hoặc bệnh viện nào để có thể nhận được sự điều trị từ các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện lớn sau:

  • Tp. Hồ Chí Minh: BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược TP. HCM, BV Thống Nhất,…
  • Hà Nội: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị Việt Đức, BV Quân đội Trung Ương 108,…

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Điều trị nội khoa

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng.
  • Ngâm hậu môn vào nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
  • Thuốc uống: gồm các thuốc có tác dụng hỗ trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid, thuốc có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề.
  • Thuốc dùng tại chỗ: các loại thuốc mỡ hoặc thuốc đạn như kháng viêm, giảm đau và giảm ngứa tại chỗ và làm tăng sức bền thành mạch.

Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật

  • Búi trĩ độ I, độ II: có thể thực hiện tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện. Nhưng đa số không cần điều trị gì vì ở giai đoạn này bệnh thường ít gây khó chịu và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  • Búi trĩ độ III, độ IV: tiêu biểu là phương pháp phẫu thuật cắt trĩLongo với ưu điểm là ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, tuy nhiên chi phí còn cao.

Phương pháp phòng ngừa

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc,…

Uống nhiều nước: tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân và hạn chế táo bón.

Tập thói quen đi bộ thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ quá lâu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Thực hiện thói quen đi đại tiện đều đặn trong một khung giờ cố định mỗi ngày.

Không sử dụng điện thoại hay đọc sách báo khi đi đại tiện để hạn chế ngồi trên bồn cầu quá lâu.

Giảm cân và kiểm soát cân nặng của cơ thể.

Điều trị tốt các bệnh mãn tính đang mắc như viêm phế quản mạn, bệnh kiết lỵ, táo bón,…

Ăn nhiều chất xơ là phương pháp phòng ngừa bị trĩ

Ăn nhiều chất xơ là phương pháp phòng ngừa bị trĩ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân xung quanh bạn nhé!

Nguồn: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Healthline, Webmd.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button