Việt Nam đứng thứ ba khu vực về tấn công mã độc

Tại sự kiện bảo mật tuần này ở TP HCM, ông Ngô Vũ Tuấn Khanh, đại diện Kaspersky, cho rằng Việt Nam đã đi được một chặng đường dài về chuyển đổi số. Những từ khóa như thành phố thông minh, thiết bị thông minh ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, càng kết nối nhiều, người dùng càng đối mặt nhiều rủi ro bảo mật. Những vấn đề liên quan đến lừa đảo trực tuyến, đánh cắp tiền mã hóa cũng trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Trong năm 2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 505 triệu cuộc tấn công từ các nguồn trực tuyến trên toàn cầu. Tại Đông Nam Á, số vụ tấn công bằng phần mềm độc hại bị Kaspersky chặn là 207.506 vụ, trong đó Việt Nam chiếm 15.499 vụ. Con số này đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trong các quốc gia có nhiều vụ tấn công bằng phần mềm độc hại nhất trong khu vực, sau Indonesia và Thái Lan.

Ông Ngô Vũ Tuấn Khanh, Giám đốc chiến lược kiêm chuyên gia bảo mật tại Kasprersky.

Theo hãng bảo mật, so với 2021, số vụ tấn công bằng mã độc vào Việt Nam đã giảm nhưng số vụ lừa đảo trực tuyến lại có xu hướng tăng về quy mô lẫn mức độ thiệt hại. Tội phạm mạng ở những châu lục khác đã thay đổi ngôn ngữ để lừa đảo người dùng Việt Nam. Các phương thức cũng tinh vi hơn và liên tục thay đổi theo xu hướng công nghệ mới như ChatGPT, metaverse, AI, blockchain.

Đọc thêm:  Học ngay cách làm Okonomiyaki – món bánh xèo độc đáo của Nhật Bản

Đây là xu hướng chung của thế giới khi trong năm 2022, Kaspersky chặn hơn 5 triệu cuộc tấn công lừa đảo liên quan đến tiền điện tử, tăng 40% so với 2021.

“Không lạ khi tội phạm mạng liên tục nhắm vào người sở hữu ví tiền số và Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất thế giới”, ông Khanh nói. Ngoài ra, các cuộc lừa gọi lừa đảo, phần mềm theo dõi qua thiết bị di động cũng có xu hướng tăng tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, nhận thức của người dùng về vấn đề an toàn trên không gian mạng cần được nâng cấp. Giải pháp bảo mật không đơn giản là chống virus cho máy tính, laptop mà phải là hệ thống sinh thái toàn diện với các dịch vụ bảo mật cho mọi nền tảng và thiết bị. Từ những chiếc máy tính bảng cho trẻ em, các kết nối trong ngôi nhà thông minh cho đến môi trường trên metaverse đều phải được cài đặt an toàn để người dùng tự tin tiếp tục cuộc sống trên môi trường số.

Khương Nha

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button