Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và (hoặc) táo bón. Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.

Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích thấy các triệu chứng cải thiện khi họ học cách kiểm soát tình trạng. Chỉ có một số nhỏ những người bị hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng.

May mắn thay, không giống như bệnh đường ruột nghiêm trọng khác, các bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không gây ra viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống và căng thẳng.

Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt là gì?

Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt là gì?

Giai đoạn cấp tính:

Đọc thêm:  Review Học viện Tòa Án có tốt không?

+ Giai đoạn này thường không có nhiều biểu hiện, thường xuyên nhất là bị đau vùng bụng dưới rốn. Có khi đau tất cả vùng bụng đại tràng, bụng cương cứng.

+ Đại tiện hay bị mót, rặn.

Nếu là dạng tiêu chảy đi nhiều lần, phân lỏng, gây mất nước trầm trọng.

Giai đoạn mạn tính:

+ Đau bụng, đau thắt, lúc đầu đau ở vùng bụng sau đó lan sang hai bên mạng sườn.Tình trạng đau diễn ra trầm trọng hơn, và liên tục, gây khó chịu cho người bệnh.

+ Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy, táo bón, có khi kết hợp cả hai, trong phân có lẫn cả máu và chất nhầy. Có thể có sa trực tràng.

+ Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi: Chướng bụng nhiều sau khi ăn, kèm theo sôi bụng, có khi ruột cuộn thành đoạn cứng.

+ Buồn nôn, hay đau khó chịu ở vùng trên rốn.

+ Khó ngủ, trầm cảm, mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, suy sụp tinh thần.

Bệnh viêm đại tràng co thắt là bệnh chẩn đoán loại trừ, nên cần siêu âm bụng tổng quát (thậm chí CT scan bụng) và soi đại tràng để có chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt

Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay,và một trong những nguyên nhân hàng đầu kể đến là chế độ ăn uống.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt

– Chế độ ăn uống: Ăn những thức ăn, thực phẩm bẩn. Hải sản không được chế biến kỹ. Nên các loại vi rút, vi khuẩn như lỵ, a míp, thương hàn… không ngừng tăng sinh trong đại tràng.

Đọc thêm:  [Review] Trường THPT Kiến Thụy – Hải Phòng

– Lạm dụng kháng sinh đường ruột.

– Các yếu tố nội tiết tố, đặc biệt mức độ bất thường của serotonin trong ruột làm cho bệnh nhân lo âu, trầm cảm.

– Đặc biệt, đối với những người có hay bị stress, chấn động tâm lý, hay có tiền sử về bệnh rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), hoặc ở người sau điều trị bằng bức xạ cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

– Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới và cao gấp 4 lần so với nam giới. Thường gặp ở đại bộ phận là người lớn tuổi, sau đó trở thành mạn tính và kéo dài.

Điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt như thế nào?

Điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt như thế nào?

– Thường xuyên tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái, giảm stress, ăn chín uống sôi.

– Thuốc: Dùng thuốc giảm đau đối với người bệnh có triệu chứng đau quặn dữ dội.

+ Thuốc chống đau, chống co thắt, tùy mức độ gồm: Phloroglucinol (Spasfon), Trimebutin (Debridat), Mebeverin (Duspatalin),…

+ Thuốc cầm tiêu chảy, gồm: actapulgite, loperamid, Smecta,…

+ Thuốc chống táo bón: Folax, Sorbitol, Microlax,…

+ Thuốc chống chướng bụng đầy hơi: Than hoạt, Carbophos, Debridat, Motilium – M, Duspatalin, Sorbitol,…

+ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptyline…

+ Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin: Citalopram, Fluoxetine và paroxetine…

– Bổ sung các Probiotics.

+ Đây là các vi khuẩn có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa. Nên sử dụng 4 tuần/ lần và theo dõi tình trạng bệnh có cải thiện không. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các lợi khuẩn Probiotics.

Đọc thêm:  Hướng dẫn tra cứu vận đơn Giao hàng nhanh

– Massage vùng bụng, uống trà ấm,thể dục, ngồi thiền…

– Kết hợp giữa đông và tây y để cho hiệu quả tốt hơn.

Cách phòng ngừa viêm đại tràng co thắt

Chế độ ăn uống:

– Ăn nhiều chất xơ hòa tan để phòng chống táo bón từ các loại rau xanh củ quả…

– Ngay cả khi bị tiêu chảy hay táo bón thì người bệnh vẫn phải uống nước.

– Trong những ngày bệnh tái phát, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều lần 5 – 6 lần/ ngày, chú ý ăn chậm nhai kỹ.

Lối sống, sinh hoạt:

-Nên tập thể dục thường xuyên, chạy bộ, yoga, ngồi thiền. Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

– Nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần, để phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị thích hợp.

Không nên

– Ăn quá nhanh, hay nhiều thực phẩm sống như gỏi, tái, nem chua…

– Không uống rượu bia, hút thuốc lá, hay sử dụng các chất kích thích khác.

– Không nên ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào…

– Không nên thức quá khuya, để tinh thần thoải mái, giảm lo âu…

Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Xem thêm: Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

(Hình ảnh tổng hợp từ trangvikhang.com, trangphuclinh.vn, google,…)

Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button