Vật lý 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2 Nhiệt học Soạn Lý 8 trang 101, 102, 103

Vật lý 8 Bài 29 giúp các em học sinh lớp 8 tổng hợp, hệ thống lại toàn bộ kiến thức về chương 2 Nhiệt học. Đồng thời giúp các em nhanh chóng giải các bài tập trang 101, 102, 103.

Việc giải bài tập Vật lí 8 bài 29 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

A. Ôn tập chương II: Nhiệt học

Bài 1 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Các chất được cấu tạo như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

Bài 2 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.

Gợi ý đáp án:

  • Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
  • Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Bài 3 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Bài 4 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh vì nhiệt năng của vật lớn.

Bài 5 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm mỗi cách một thí dụ.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ Những bài văn hay lớp 10

Gợi ý đáp án:

– Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.

Ví dụ:

  • Thực hiện công: dùng búa đập lên 1 thanh sắt.
  • Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lửa.

Bài 6 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Chọn các kí hiệu dưới đây cho trống thích hợp của bảng 29.1:

a) Dấu * nếu là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất tương ứng.

b) Dấu + nếu là cách truyền nhiệt không chủ yếu của chất tương ứng.

c) Dấu – nếu không phải là cách truyền nhiệt của chất tương ứng.

Cách truyền nhiệt Rắn Lỏng Khí Chân không Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt

Gợi ý đáp án:

Cách truyền nhiệt Rắn Lỏng Khí Chân không Dẫn nhiệt * + + – Đối lưu – * * – Bức xạ nhiệt – + + *

Bài 7 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?

Gợi ý đáp án:

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi.

Đơn vị của nhiệt lượng lại là jun. Vì số đo nhiệt lượng là nhiệt năng có đơn vị là Jun nên nhiệt lượng có đơn vị là Jun.

Bài 8 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Nói nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K có nghĩa là gì?

Gợi ý đáp án:

Có nghĩa là: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 1oC cần cung cấp một nhiệt lương là 4 200J.

Bài 9 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức này.

Gợi ý đáp án:

Công thức: Q = m.c.Δt.

Trong đó:

  • Q: nhiệt lượng (J).
  • m: khối lượng (kg).
  • c: nhiệt lượng riêng (J/kg.độ).
  • Δt: Độ tăng hoặc giảm nhiệt độ (oC).

Bài 10 (trang 101 SGK Vật lí 8)

Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?

Gợi ý đáp án:

Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

– Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau.

– Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng.

Bài 11 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là gì?

Gợi ý đáp án:

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra một nhiệt lượng bằng 27.106 J.

Bài 12 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Tìm một thí dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:

– Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.

Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu Học Thanh Bình – Hải Dương

– Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Gợi ý đáp án:

– Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác: ném một vật lên cao.

– Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác: thả một miếng nhôm nóng vào cốc nước lạnh.

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên.

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Cho than vào lò nấu sao đó than cháy và tao ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa nên làm cơ đẩy tàu chuyển động làm cho bánh tàu quay.

Bài 13 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.

Gợi ý đáp án:

Công thức:

H: Hiệu suất của động cơ nhiệt.

A: Công có ích mà động cơ nhiệt thực hiện (J).

Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J).

B. Vận dụng ôn tập chương II: Nhiệt học

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời

Bài 1 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Gợi ý đáp án:

Chọn đáp án B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

Bài 2 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu nên vật.

D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc nhiệt độ của vật.

Gợi ý đáp án:

Chọn đáp án B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

Bài 3 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất lỏng.

B. Chỉ ở chất rắn.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.

D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Gợi ý đáp án:

Chọn đáp án D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Bài 4 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất khí.

B. Chỉ ở chất lỏng.

C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.

D. Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Gợi ý đáp án:

Chọn đáp án C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.

Bài 5 (trang 102 SGK Vật lí 8)

Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:

A. Dẫn nhiệt.

B. Đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Dẫn nhiệt và dối lưu.

Gợi ý đáp án:

Đọc thêm:  Lưu ngay mẹo hay giúp bạn cắt giảm chi phí điện, gas hằng tháng

Chọn đáp án C. Bức xạ nhiệt.

II. Trả lời câu hỏi

Bài 1 (trang 103 SGK Vật lí 8)

Tại sao có hiện tượng khuyếch tán? Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm?

Gợi ý đáp án:

Có hiện tượng khuếch tán là do các phân tử, nguyên tử có khoảng cách và chứng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Khi nhiệt độ giảm, hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.

Bài 2 (trang 103 SGK Vật lí 8)

Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?

Gợi ý đáp án:

Vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật luôn chuyển dộng hỗn độn không ngừng nên vật luôn có nhiệt năng.

Bài 3 (trang 103 SGK Vật lí 8)

Khi cọ xát một miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

Không thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng vì trong trường hợp này hình thức truyền nhiệt là bằng cách thực hiện công.

Bài 4 (trang 103 SGK Vật lí 8)

Đun nóng một ống nghiệm đậy kín có đựng một ít nước. Nước nóng dần và tới một lúc nào đó nút ống nghiệm bị bật lên. Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng những cách nào; đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

Gợi ý đáp án:

Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng cách truyền nhiệt.

Đã có sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng.

III. Bài tập

Bài 1 (trang 103 phần bài tập SGK Vật Lý 8)

Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 20oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm.

Gợi ý đáp án

Tóm tắt

mấm = m1 = 0,5 kg; c1 = 880 J/kg.K; t1 = 20oC

mnước = m2 = 2 kg; c2 = 4200 J/kg.K; t2 = t1 = 20oC

Qích = 30%.Qd; t = 100oC;

mdầu = m = ?

Gợi ý đáp án:

– Nhiệt lượng do nước thu vào là:

Q2 = m2.c2.(t – t2) = 2.4200.(100 – 20) = 672000 J

– Nhiệt lượng do ấm thu vào là:

Q1 = m1.c1.(t – t1) = 0,5.880.(100 – 20) = 35200 J

– Nhiệt lượng do dầu tỏa ra: Qd = q.m

Vì chỉ có 30 % nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm nên ta có:

Bài 2 (trang 103 phần bài tập SGK Vật Lý 8)

Một ô tô chạy được một quãng đường dài 100km với lực kéo trung bình là 1400 N, tiêu thụ hết 10 lít (khoảng 8kg) xăng. Tính hiệu suất của ô tô.

Tóm tắt

S = 100 km = 100000 m; F = 1400 N.

m = 8 kg; qxăng = q = 4,6.106 J/kg

Hiệu suất H = ?

Gợi ý đáp án:

Công ô tô thực hiện là:

A = F.S = 1400.100000 = 14.107 J

Nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra là:

Q = m.q = 8.4,6.107 = 36,8.107 J

Hiệu suất của ô tô là:

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button