Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học 4 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 7

Hôm nay, th-thule-badinh-hanoi.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Tài liệu sẽ bao gồm 4 dàn ý, sơ đồ tư duy và 12 bài văn mẫu, được giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 7. Nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.

Sơ đồ tư duy phân tích đặc điểm nhân vật

Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:

  • Ý 1: …
  • Ý 2: …
  • Ý 3: …

3. Kết bài

Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.

2. Thân bài

– Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương…

– Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật.

  • Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật.
  • Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

– Đánh giá về nhân vật:

  • Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào?
  • Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

3. Kết bài

Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật.

Dàn ý số 3

(1) Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích.

(2) Thân bài

– Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?

– Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:

  • Hành động của nhân vật?
  • Ngôn ngữ của nhân vật?
  • Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

– Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

(3) Kết bài

Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm.

Dàn ý số 4

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích.

2. Thân bài

– Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?

– Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:

  • Hành động của nhân vật?
  • Ngôn ngữ của nhân vật?
  • Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

– Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm.

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa

Bài văn mẫu số 1

Trong “Gió lạnh đầu mùa”, nhân vật Sơn đã được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình.

Trong truyện, Sơn được khắc họa chủ yếu qua phương diện ngôn ngữ, hành động để từ đó làm nổi bật đặc điểm về tính cách. Thạch Lam ít miêu tả những nét về ngoại hình của nhân vật này. Mở đầu truyện, Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống”. Cậu cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Những chi tiết cho thấy rằng Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giả, cậu luôn nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình.

Sơn hiện lên là một cậu bé sống tình cảm, nhân hậu. Nghe đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ.

Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên – cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Truyện mang giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhân vật Sơn được hiện lên đầy sinh động.

Qua nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Bài văn mẫu số 2

Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.

Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Đọc thêm:  Bộ sưu tập hình nền 3D anime cực chất, công phu và đa dạng

Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm bài học về tình yêu thương, cũng như tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ và đồng cảm của con người trong cuộc sống.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Bài văn mẫu số 3

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn.

Sơn được nhà văn khắc họa chủ yếu qua các phương diện lời nói, hành động, suy nghĩ và cảm xúc. Mở đầu truyện, nhà văn đã miêu tả thật tinh tế. Mùa đông đến không báo trước. Mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người trong gia đều đã mặc áo rét. Nhân vật Sơn xuất hiện ngay từ đầu với hành động tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vộ i vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Cậu được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua đoạn mở đầu, nhân vật Sơn được khắc họa là một cậu bé, sống trong một gia đình khá giả. Cậu đã nhận được sự yêu thương và sự chăm sóc của người thân xung quanh.

Dù gia đình có khá giả, được sống trong sự đầy đủ và tình yêu thương, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu lại rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt là hành động cao cả của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Nhân vật Sơn được khắc họa qua ngôn ngữ, hành động và suy nghĩ. Việc sử dụng ngôn từ giản dị cùng giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhân vật Sơn hiện lên đầy sinh động, chân thực.

Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm bài học về tình yêu thương, sự thấu hiểu và chia sẻ trong cuộc sống.

Phân tích người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Bài văn mẫu số 1

Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.

Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.

Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.

Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.

Bài văn mẫu số 2

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật người bố.

Đầu tiên, người bố hiện lên là một con người yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Bố dành tình yêu cho khu vườn cũng giống như dành cho con vậy. Vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn nhân vân “tôi” ra vườn, hai bố con thi nhau tưới nước cho cây cối. Sau đó, người bố còn nghĩ ra những trò chơi để đứa con dành thời gian trải nghiệm. Những trò chơi của bố cho thấy sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của nhân vật này. Người bố yêu cầu con nhắm mắt lại, dắt con đến chạm hoặc sau đó là ngửi từng bông hoa và đoán tên của chúng. Qua mỗi trò chơi, người bố cũng dạy cho nhân vật “tôi” biết cách yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh.

Không chỉ vậy, người bố còn là tốt bụng, giàu tình yêu thương. Một lần, cả nhà đang ăn cơm thì nghe thấy tiếng la hét lớn. “Tôi” đã đoán được hướng của tiếng hét, mẹ nhận ra hướng đó là ở phía bờ sông. Thế rồi, bố đã quăng chén cơm, bằng qua vườn chạy ra và cứu được thằng Tí. Khi thằng Tí đem những trái ổi đến tặng bố: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Điều đó khiến “tôi” cảm thấy thắc mắc và người bố đã ân cần giải thích cho “tôi” hiểu được giá trị của những món quà. Có thể thấy rằng, nhân vật người bố giống như một tấm gương để đứa con noi theo, cũng là để mỗi người bạn đọc tự soi chiếu lại chính mình.

Như vậy, nhân vật người bố được khắc họa trong tác phẩm mang những phẩm chất tốt đẹp, giúp cho đứa con học tập được nhiều bài học quý giá.

Đọc thêm:  Bộ tiêu chí đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức Tiêu chí phân loại công chức, viên chức từ ngày 20/08/2020 theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP

Bài văn mẫu số 3

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện đơn giản nhưng đem đến cho người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật người bố.

Nhân vật này đã được nhà văn khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động để từ đó bộc lộ về tính cách. Người bố là một con người giàu tình yêu thiên nhiên. Điều đó thể hiện qua khu vườn trong nhà luôn được chăm sóc cẩn thận. Mỗi mùa, cây cối trong vườn đều tươi tốt, muôn loài hoa khoe sắc. Không chỉ vậy, người bố hiện lên là một một người kiên nhẫn, cẩn thận. Sau quãng thời gian làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Bố đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc này, đứa con cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Với những trò chơi của mình, người bố đã dạy cậu cách yêu thương, quan tâm dù chỉ là đóa hoa, ngọn cỏ.

Không chỉ vậy, người bố cũng là một người giàu tình yêu thương. Một lần, cả nhà đang ăn cơm thì mọi người nghe thấy tiếng hét. “Tôi” đã đoán ra được tiếng hét phát ra ở hướng nào, mẹ nói đó là ở bờ sông. Bố quăng chén cơm băng vườn chạy ra, cứu được thằng Tí. Từ đó, thằng Tí thường hay đem đến biếu bố những trái ổi to. Dù ít khi ăn ổi, nhưng bố vẫn nhận lấy và vui vẻ ăn. Khi “tôi” thắc mắc về điều đó và hỏi bố. Người bố đã đã giải thích cho cậu nghe ý nghĩa của món quà. Đó là sự trân trọng của bố với món quà được nhận. Từ đó, người bố đã giúp “tôi” nhận ra bài học giá trị của những món quà.

Nhân vật người bố chính là một tấm gương đáng để học theo. Em cảm thấy rất yêu thích và kính trọng nhân vật này.

Phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi

Bài văn mẫu số 1

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn nổi tiếng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có truyện ngắn Bầy chim chìa vôi. Trong truyện, nhân vật Mon được khắc họa là một cậu bé giàu tình yêu thương.

Truyện kể về cuộc trò chuyện của hai anh em Mon và Mên. Gần hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cơn mưa lớn khiến nước sông dâng nhanh. Cậu lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Sau một hồi trò chuyện, Mon đã đề nghị với Mên sẽ chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, cả hai nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ.

Nhân vật Mon hiện lên là một cậu bé tốt bụng. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, cậu không thể ngủ ngon giấc. Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão.

Mặc dù Mon đã nằm xuống, cố gắng để ngủ lại, nhưng cậu vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “Anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Có thể thấy, đây là một quyết định rất quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ người anh trai là Mên mà lại đến từ chính Mon.

Như vậy, qua nhân vật Mon, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, trân trọng dành cho loài vật.

Bài văn mẫu số 2

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”. Nổi bật trong truyện là nhân vật Mon – một cậu bé tốt bụng.

“Bầy chim chìa vôi” xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật là Mon và Mên. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Cậu cảm thấy lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông dần bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra đưa bầy chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Cứ thế, chúng tiến đến phần cao nhất của dải cát. Đến sáng, bầy chim đã bứt khỏi dòng nước, bay lên cao. Tấm thân của nó vụt ra khỏi mặt nước, bay cao hơn hẳn lần cất cánh đầu tiên. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy hạnh phúc, sung sướng.

Dù chỉ là một đứa trẻ, nhưng Mon đã có suy nghĩ, lo lắng cho đàn chim chìa vôi làm tổ ở ngoài sông. Mon lo lắng những chú chim có thể bị nước sông cuốn trôi. Cậu liên tục đặt câu hỏi cho anh trai: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Dù cậu đã tự nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng vẫn nghĩ đến bầy chim: “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”.

Điều đó khiến Mon đưa ra đề xuất với anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui. Mon hiện lên là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương động vật.

Với nhân vật Mon, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được bài học về lòng nhân hậu, cùng với tình yêu thiên nhiên.

Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên

Bài văn mẫu số 1

Người thầy đầu tiên là một tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Đuy-sen được nhà văn khắc họa hiện lên đầy chân thực và sinh động.

Nhân vật “tôi” nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học.

Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Thầy là người đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy khao khát được đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”; Thầy còn an ủi khi biết được hoàn cảnh của An-tư-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.

Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu học Minh Tân – Vĩnh Phúc

Dưới lời kể của “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một người hết lòng vì học trò. Khi thấy học trò phải mang những bao ki-giắc, thầy đã động viên, an ủi. Lời nói quan tâm ấy như xua đi bao mệt nhọc cùng sự giá lạnh của trời đông. Trước hành động của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Đuy-sen không hề tỏ ra tức giận, mà thầy lại “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng kiếm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Nhận ra phương án này không khả thi, thầy Đuy-sen lại tiếp tục lấy đá cùng những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp học trò đi lại không bị ướt chân. Thầy làm tất thảy mọi việc với mong muốn học trò sẽ luôn an toàn trên con đường tới trường. Có thể thấy, tất cả những lời nói, hành động đã minh chứng cho tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của thầy Đuy-sen.

Tóm lại, nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên. Điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này.

Bài văn mẫu số 2

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

Phân tích đặc điểm nhân vật An trong Đi lấy mật

Bài văn mẫu số 1

Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng.

An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm.

Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”… Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật An là người kể chuyện. Cùng với đó, nhà văn còn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm chất Nam Bộ. Từ đó, nhân vật An đã hiện lên chân thực, sinh động hơn.

Có thể thấy rằng, cậu bé An hiện lên với vẻ hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.

Bài văn mẫu số 2

Đoạn trích “Đi lấy mật” trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Cậu bé An là nhân vật trung tâm được khắc họa qua nhiều phương diện.

Nội dung của đoạn trích kể về hành trình đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Ở đây, nhân vật An được khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc cũng như mối quan hệ với các nhân vật khác. Đầu tiên, nhân vật An hiện lên là một cậu bé nghịch ngợm, hiếu động nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”.

Dù vậy, An vẫn là một cậu bé biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. An chăm chú lắng nghe thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Hay khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”…

Không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”.

Những trạng thái, cảm xúc của nhân vật này cũng hết sức đa dạng. An mệt mỏi sau một quãng đường dài. Cậu vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong… An cảm thấy yêu mến và khâm phục tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu… Nhân vật An đã được khắc họa qua hành động, lời nói cụ thể. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, đoạn trích được kể qua chính lời của nhân vật An góp phần khắc họa tính cách nhân vật chân thực hơn. Đồng thời tác giả còn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm chất Nam Bộ. Từ đó, nhân vật An đã hiện lên mang vẻ đẹp của con người Nam Bộ.

Như vậy, nhân vật cậu bé An hiện lên với vẻ những đặc điểm tính cách hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button