Văn mẫu lớp 10: Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (2 Mẫu) Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 – Kết nối tri thức 10

Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học) là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay gồm 2 bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi bài Củng cố, mở rộng trang 70 sách Kết nối tri thức 10. Vậy dưới đây là 2 bài phân tích một bài thơ được đánh giá là hay, mời các bạn đón đọc nhé.

Phân tích Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng của tác giả Thanh Hải luôn mong muốn thiết tha được gắn bó và cống hiến một lòng, một dạ cho đất nước. Được góp một chút sức lực, “một mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Tuy ước nguyện của tác giả vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng cao cả, thiêng liêng và đẹp tựa như mùa xuân dân tộc.

Bài thơ theo thể năm tiếng, gần gũi và có nhiều hình ảnh so sánh giản dị, gợi hình gợi cảm cao. Nhờ đó người đọc cũng dễ hiểu, dễ cảm nhận và thường thức bài thơ.

Xuân hội tụ của những điều đẹp nhất, sự sống đâm chồi, nảy lộc vào mỗi sớm mai khi bình minh lên. Tiếng chim ca làm tổ, những câu hát quan họ dịu dàng vang lên giữa bầu trời trong xanh,…. Xuân có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất trong bốn mùa khi chứng kiến những sự sống mới bắt đầu và đó cũng là cảm hứng tuyệt vời trong các bài thơ. Ta có mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử, một khúc ca xuân – Tố Hữu,… nhưng đối với Thanh Hải – là mùa xuân nho nhỏ gần gũi và tràn đầy thân thương.

Mở đầu với bức tranh thiên nhiên của mùa xuân, âm thanh quen thuộc, giản dị từ đồng quê đã được tác giả vẽ nên một cách có chọn lọc và gợi hình, gợi cảm. Cảm xúc của tác giả về mùa xuân dường như có sự tươi mới, không gian dường như rộng lớn hơn.

Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng.

Từ đoạn thơ trên, ta có thể hình dung một bông hóa tím tím biếc dân dã đang soi mình dưới bóng nước xanh. Tiếng chim chiền chiện vang lên giữa bầu trời rộng lớn báo hiệu tin vui sắp tới. Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn người đang dần dần hiện ra trước mắt.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân (62 mẫu) Kết bài Làng của Kim Lân

Thán từ “ơi” mà tác giả bật lên đã thể hiện niềm vui khôn xiết trước đất trời mùa xuân. Hai tiếng “hót chi” là giọng nói quen thuộc của người dân xứ Huế, tác giả đã đưa hai tiếng này vào để thể hiện cảm xúc thiết tha, thân thương giữa người và vật trong cuộc sống.

Nhìn ngắm dòng sông, bông hoa, tiếng chim hót ngây ngất, nhà thờ xúc động:

Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng

Tiếng chim chiền chiện được tác giả thấy như từng giọt long lanh rơi trên bầu trời xuân kia. Từ cảm nhận của người đọc, chúng ta cũng có thể thấy tâm hồn thi sĩ, lòng yêu mến cuộc sống của nhà văn Thanh Hải dành cho cuộc đời tươi đẹp.

“Tôi đưa tay tôi hứng” là một cử chỉ trân trọng và đón nhận những điều tốt đẹp. Nhờ đó, nhà văn đã vẽ nên một bức tranh xuân tươi đẹp và sống động vô cùng – một vẻ đẹp khi vào xuân của đất nước.

Từ cảm nhận về mùa xuân của đất trời, thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước là sự chuyển nhịp rất hợp lý. Vì mùa xuân là mùa lộc của tất cả mọi người.

Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạ

Từ “Lộc” ở câu thơ “Lộc giắt đầy trên lưng” mang ý nghĩa là sức mạnh dân tộc mà người chiến sĩ đang mang trên mình. “Lộc” trong “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả, tấp nập chuẩn bị cho một mùa màng mới của người dân. Chiến sĩ và nông dân là hai lực lượng chính trong dựng xây Tổ quốc và bảo vệ dân tộc.

Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc rằng người ra trận thì phải đổ máu, người ra đồng thì phải đổ mồ hôi nước mắt mới có thể giữ lấy tự do, bình yên và ấm no cho dân tộc.

Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước.

Trong bốn ngàn năm dựng và giữ nước, ông cha ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, mồ hôi mới có được. Với tâm thế là một người đọc, khi phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ, chúng tôi vô cùng thấu hiểu cảm nhận và được niềm tự hào mãnh liệt mà tác giả Thanh Hải dành cho đất nước.

Đọc thêm:  Switch Cherry MX là gì? Nên dùng switch Cherry MX loại nào?

Đất nước vượt qua mọi khó khăn, vươn lên về phía trước. Từ “cứ” thể hiện một chân lý thiêng liêng là dù khó khăn thế nào thì đất nước cũng sẽ mạnh mẽ gánh gồng. Đoạn thơ đã thể hiện lòng tự hào, tin yêu và lạc quan vào đất nước, dân tộc của tác giả.

Khi phân tích bài mùa xuân nho nhỏ, có lẽ người đọc sẽ ấn tượng nhất với đoạn thơ thể hiện ước nguyện chân thành của bản thân với đất nước:

Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào họa caMột nốt trầm xao xuyến

Làm “con chim hót” để gọi xuân về, để mang tiếng hót yên vui cho mọi người, mọi nhà. Làm “một cành hoa” để điểm tô cho sắc đẹp núi sông, làm “một nốt nhạc trầm xao xuyến” để góp vui, khích lệ mọi người.

Chữ “tôi” đã được thay thế bằng chữ “ta” đầy sảng khoái đã thể hiện tư thế tự do, khí thế ngất trời và cùng hòa mình vào cuộc sống, vào mùa xuân đang tới trên mọi nẻo đường.

Mỗi người chỉ cần cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” của mình là đã góp phần tạo nên cả một mùa xuân dân tộc trọn vẹn.

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDà là khi tóc bạc

Dù chúng ta ở tuổi nào thì cũng đều có thể cống hiến cho đất nước theo nhiều cách khác nhau. Từ “nho nhỏ” và “lặng lẽ” thể hiện cách nói khiêm tốn và chân thành của tác giả khi cống hiến cho đất nước. Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương của tác giả:

Mùa xuân – ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế

“Câu Nam ai, Nam Bình” là hai giai điệu vô cùng nổi tiếng và đặc trưng của xứ Huế từ xa xưa tới nay. Câu hát ấy đi mãi cùng trái tim một người con dù ở giây phút cuối của cuộc đời vẫn muốn cống hiến hết mình cho đất nước, cho quê hương.

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực – miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Đọc thêm:  Tổng hợp 20 món rau xào giòn ngon, thanh mát và bổ dưỡng cho cả gia đình

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” – đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín câyCàng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button