Toán 6 Bài tập cuối chương 8 – Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 6 trang 96, 97, 98 – Tập 2

Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 8 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, xem gợi ý đáp án các bài tập SGK Toán 6 tập 2 trang 96, 97, 98. Qua đó, giúp các em nắm vững kiến thức quan trọng trong cả Chương 8: Hình học phẳng – Các hình hình học cơ bản.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài tập cuối chương VIII sách Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn để học thật tốt môn Toán 6 Chân trời sáng tạo:

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm

Câu 1

Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học.

Toán 6 Bài tập cuối chương 8 - Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 6 trang 96, 97, 98 - Tập 2

Gợi ý đáp án:

– Hình (A) tạo bởi tia Ox và Oy tạo thành góc xOy và 90o < xOy < 180o.

Hay xOy là góc tù.

Do đó, (A) nối với (5).

– Hình (B) tạo bởi tia Ox và Oy tạo thành góc xOy và xOy = 180o.

Hay xOy là góc bẹt.

Do đó, (B) nối với (2).

– Hình (C) là hình ảnh một chấm được đặt tên là A, nên cho ta hình ảnh điểm A.

Do đó, (C) nối với (1).

– Hình (D) có điểm gốc O và kéo dài về phía x cho ta hình ảnh tia Ox.

Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.

– Hình (E) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy.

xOy = 75o và xOy là góc nhọn (vì xOy < 90o).

Do đó, (E) nối với (6).

– Hình (G) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy.

xOy = 90o hay xOy là góc vuông.

Do đó, (G) nối với (4).

– Hình (H) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy. Điểm M nằm trong xOy.

Do đó, (H) nối với (3).

Vậy ta nối như sau:

(1) – C; (2) – B; (3) – H;

(4) – G; (5) – A; (6) – E.

Đọc thêm:  Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng xét tuyển học bạ 2021 2022 mới nhất

Câu 2

Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

Gợi ý đáp án:

– Hình (A) là đoạn thẳng AB được chia thành 3 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.

Khi đó, đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm.

=> (A) nối với (6).

– Hình (B) là đoạn thẳng AB được chia thành 4 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.

=> Đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.

Nhận thấy: Hình (B) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.

– Hình (C) là đoạn thẳng KL, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng đó.

Hay M là trung điểm của đoạn thẳng KL.

=> (C) nối với (4).

– Hình (D) là một đường thẳng, trên đường thẳng đó ta lấy hai điểm A và B.

Hay đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

=> (D) nối với (1).

– Hình (E) có điểm gốc A và kéo dài về phía t cho ta hình ảnh tia At.

Hay hình (E) cho ta hình ảnh tia At.

=> (E) nối với (3).

– Hình (G) là đoạn thẳng có hai đầu mút là điểm M và N cho ta hình ảnh đoạn thẳng MN.

=> (G) nối với (2).

– Hình (H) là đoạn thẳng CD, điểm M là năm trên đoạn thẳng đó.

Hay M là điểm M nằm giữa hai điểm C và D.

=> (H) nối với (5).

Vậy ta nối các cột như sau:

1 – D

2 – G

3 – E

4 – C

5 – H

6 – A

Câu 3

Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học

Câu 3

Gợi ý đáp án:

– Hình (A) là đường thẳng b và điểm B thuộc đường thẳng đó.

Hay điểm B nằm trên đường thẳng b.

=> (A) nối với (3).

– Hình (B) là một đường thẳng và ba điểm M, P, Q thuộc đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm thẳng hàng.

=> (B) nối với (5).

– Hình (C) là một đường thẳng và ba điểm P, R, Q không cùng nằm trên một đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm không thẳng hàng.

=> (C) nối với (6).

– Hình (D) là hình ảnh đường thẳng b.

Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.

Đọc thêm:  Cách làm topping khúc bạch phô mai tươi uống trà sữa ngon như hàng quán

Câu 4

Bổ sung vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau cho đúng.

a) Khi ba điểm cùng thuộc một …., ta nói rằng chúng thẳng hàng.

b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm …… hai điểm còn lại.

c) Có một và chỉ một ….. đi qua hai điểm A và B cho trước.

d) Nếu hai đường thẳng chỉ có …… ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.

e) Nếu hai đường thẳng không có …… ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.

g) …… là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

h) …… của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.

i) …… là hình gồm hai tia chung gốc.

k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là ……

Gợi ý đáp án:

a) Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói rằng chúng thẳng hàng.

b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

c) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước.

d) Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.

e) Nếu hai đường thẳng không có điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.

g) Đoạn thẳng là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

h) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.

i) Góc là hình gồm hai tia chung gốc.

k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 98 tập 2

Bài 1

Vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Ba điểm A,B,C thẳng hàng; ba điểm M, N, P không thẳng hàng

b) Đoạn thẳng ABAB, trung điểm M của đoạn thẳng AB

c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB

d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó

Gợi ý đáp án:

a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng hay ba điểm này cùng nằm trên một đường thẳng.

Đọc thêm:  8 món ngon từ chim cút thơm ngon, dễ làm tại nhà

Ta có hình vẽ:

Ba điểm M, N, P không thẳng hàng hay ba điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng.

Hình vẽ minh họa:

Trên hình vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm M, N và điểm P không nằm trên đường thẳng đó.

b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút A, B và chia đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau.

Khi đó điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và AM = BM.

Hình vẽ minh họa:

c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB.

Cách vẽ:

– Lấy hai điểm A và B bất kỳ.

– Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

– Lấy điểm K nằm trên đường thẳng AB.

Hình vẽ minh họa:

d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó.

Ta vẽ hai tia Ax và Ay chung gốc A ta được góc xAy. Sau đó, vẽ điểm M nằm trong góc đó.

Hình vẽ minh họa:

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Đo chiều cao của em và một số bạn trong lớp. Em hãy kể tên một số bạn trong lớp cao bằng em, thấp hơn em, cao hơn em.

Gợi ý đáp án:

Ví dụ thực hành: Chiều cao của em là 1m50.

Chiều cao của một số bạn trong lớp em lần lượt là:

Bình cao 1m54, An cao 1m49, Thẳng cao 1m53, Thanh cao 1m45, Hoa cao 1m50.

Ta so sánh chiều cao của em so với các bạn trong lớp:

– Vì 1m54 > 1m50 => Bình cao hơn em.

– Vì 1m49 < 1m50 => An thấp hơn em.

– Vì 1m53 > 1m50 => Thắng cao hơn em.

– Vì 1m45 < 1m50 => Thanh thấp hơn em.

– Vì 1m50 = 1m50 => Hoa cao bằng em.

Vậy các bạn trong lớp cao bằng em là Hoa, thấp hơn em là An và Thanh, cao hơn em là Bình và Thắng

Bài 5

Tìm một số hình ảnh và ứng dụng của đường thẳng, góc trong thực tiễn.

Gợi ý đáp án:

Ví dụ trồng cây theo đường thẳng, xếp hàng, bay theo đường thẳng,…

Góc giữa 2 kim đồng hồ, để xây dựng cây cầu chắc chắn cần tính góc giữa các đỉnh và trung điểm mỗi đoạn cầu,…

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button