Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc Giải Toán lớp 6 trang 78, 79 sách Cánh diều Tập 1

Giải Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên – Quy tắc dấu ngoặc sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp, cách giải phần luyện tập, vận dụng và các câu hỏi từ bài 1→5 trang 76, 77, 78, 79 thuộc chương 2 Số nguyên.

Giải Toán 6 trang 78, 79 sách Cánh diều được biên soạn rất chi tiết, hướng dẫn các em phương pháp giải rõ ràng để các em hiểu được cách tính phép trừ số nguyên nhanh nhất. Đồng thời qua giải Toán lớp 6 trang 78, 79 học sinh tự rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức toán của bản thân mình để học tốt chương 2: Số nguyên. Vậy sau đây là giải Toán lớp 6 trang 78, 79 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

Trả lời câu hỏi khởi động trang 76 Toán Tập 1

Nhiệt độ không khí thấp nhất trên Trái Đất là – 98 °C ở một số cao nguyên phía đông Nam Cực, được ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2013.

Nhiệt độ không khi cao nhất trên Trái Đất là 57 °C ở Phơ-nix Cric Ran-sơ (Fumace Creek Ranch) nằm trong sa mạc Thung lũng chết ở Ca-li-phoóc-ni-a (Califomia, Mỹ), được ghi nhận vào ngày 10/7/1913.

Đọc thêm:  Công thức Logarit Công thức Log

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất là bao nhiêu độ C?

Gợi ý trả lời

Để tính chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất, ta lấy nhiệt độ cao nhất trừ đi nhiệt độ thấp nhất.

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất là:

57 – (- 98) (°C)

Đây là phép trừ hai số nguyên, sau bài học này ta sẽ thực hiện được như sau:

57 – (- 98) = 57 + 98 = 155 (°C)

Vậy chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất là 155 °C

Giải Toán 6 phần Hoạt động, luyện tập

Hoạt động 1

Tính và so sánh kết quả: 7 – 2 và 7 + (- 2)

Gợi ý đáp án

Ta có:

7 – 2 = 5

7 + (- 2) = 7 – 2 = 5

Do đó: 7 – 2 = 7 + (-2).

Luyện tập 1

Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Gợi ý đáp án

Phép tính để tính nhiệt độ lúc 21 giờ là: 5 – 6

Ta có: 5 – 6 = 5 + (-6) = – (6 – 5) = -1 (oC)

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là – 1oC

Hoạt động 2

Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau:

a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3; b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5; c) 12 – (2 + 16) và 12 – 2 – 16; d) 18 – (5 – 15) và 18 – 5 + 15.

Gợi ý đáp án

a. Ta có:

Đọc thêm:  Nước sốt worcestershire là gì? Cách làm và sử dụng sốt worcestershire

5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16

5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16

=> 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3

b. Ta có:

8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13

8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13

=> 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5

c. Ta có:

12 – (2 + 16) = 12 – 18 = 12 + (-18) = – (18 – 12) = – 6

12 – 2 – 16 = 10 – 16 = 10 + (-16) = – (16 – 10) = – 6

=> 12 – (2 + 16) = 12 – 2 – 16

d. Ta có:

18 – (5 – 15)

= 18 – [5 + (-15)]

= 18 – [- (15 – 5)]

= 18 – (-10)

= 18 + 10 = 28

18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28

=> 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15

Luyện tập 2

Tính một cách hợp lí:

a) (- 215) + 63 + 37 b) (- 147) – (13 – 47)

Gợi ý đáp án

a) (- 215) + 63 + 37

= (- 215) + (63 + 37) —-> Tính chất kết hợp

= (- 215) + 100

= – (215 – 100)

= – 115

b) (- 147) – (13 – 47)

= (- 147) – 13 + 47 —-> Quy tắc dấu ngoặc

= (- 147) + 47 – 13 —-> Tính chất giao hoán

= [(- 147) + 47] – 13 —-> Tính chất kết hợp

= [- (147 – 47)] – 13

= (- 100) – 13

= (- 100) + (- 13)

= – (100 + 13)

= – 113

Giải Toán 6 phần Bài tập trang 78, 79

Bài 1

Tính:

a) (- 10) – 21 – 18;

b) 24 – (- 16) + (- 15);

c) 49 – [15 + (- 6)];

d) (- 44) – [(- 14) – 30].

Gợi ý đáp án:

a) (- 10) – 21 – 18

= -49

b) 24 – (- 16) + (- 15)

Đọc thêm:  Nhóm bạn thân 4 người trong hình ảnh Anime có vẻ đẹp hoàn hảo nhất

= 25

c) 49 – [15 + (- 6)]

= 49 – 15 + 6

= 40

d) (- 44) – [(- 14) – 30]

= (- 44) – (- 44)

= 0

Bài 2

Tính một cách hợp lí:

a) 10 – 12 – 8;

b) 4 – (- 15) – 5 + 6;

c) 2 – 12 – 4 – 6;

d) – 45 – 5 – (- 12) + 8.

Gợi ý đáp án:

a) 10 – 12 – 8

= 10 – (12 + 8)

= 10 – 20

= – 10

b) 4 – (- 15) – 5 + 6

= (4 + 6) – [(-15) + 5)]

= 10 – (- 10) = 10 + 10

= 20

c) 2 – 12 – 4 – 6

= (2 – 12) – (4 + 6)

= -10 + (- 10)

= – 20

d) – 45 – 5 – (- 12) + 8

= – (45 + 5) + (12 + 8)

= (- 50) + 20

= – 30

Bài 3

Tính giá trị biểu thức:

a) (- 12) – x với x = 28;

b) a – b với a = 12, b = – 48.

Gợi ý đáp án:

a) (- 12) – x

= (- 12) – 28

= -40

b) a – b

= 12 – (-48)

= 12 + 48

= 60

Bài 4

Nhiệt độ lúc 6 giờ là – 30C, đến 12 giờ nhiệt độ tăng 100C, đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm 80C. Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

Nhiệt độ lúc 20 giờ là:

(- 3) + 10 – 8 = -10C.

Vậy nhiệt độ lúc 20 giờ trưa là -10C.

Bài 5

Dùng máy tính cầm tay để tính:

56 – 182; 346 – (- 89); (-76) – (103).

Gợi ý đáp án:

Đối với bài toán này các em sử dụng máy tính kết quả theo hướng dẫn.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button