Toán 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 74 – Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Toán 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo phương pháp giải phần Luyện tập, Tranh luận, cùng đáp án 5 bài tập SGK Toán 6 tập 1 trang 73, 74.

Với lời giải Toán 6 trang 73, 74 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức, luyện giải Chương III: Số nguyên – Toán 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống thuật nhuần nhuyễn. Mời các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây:

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập

Luyện tập 1

1. Thực hiện phép chia 135 : 9. Từ đó suy ra thương của các phép chia 135 : (- 9) và (-135) : (-9)

2. Tính:

a) (-63) : 9 b) (-24) : (-8)

Gợi ý đáp án:

1) 135 : 9 = 15

Từ đó ta có: 135 : (-9) = -15; (-135) : (-9) = 15

2) a) (-63) : 9 = – (63 : 9) = -7;

b) (-24) : (-8) = 24 : 8 = 3.

Luyện tập 2

a) Tìm các ước của – 9;

b) Tìm các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20.

Đọc thêm:  Thiền mỗi ngày nhưng không đem lại hiệu quả vì 6 sai lầm này

Gợi ý đáp án:

a. Ta có các ước nguyên dương của 9 là: 1; 3; 9

Do đó tất cả các ước của -9 là: -9; -3; -1; 1; 3; 9

b. Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6… ta được các bội dương của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; …

Do đó các bội của 4 là …; -24; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; …

Vậy các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20 là -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Tranh luận

Không biết Tròn tìm được hai số nguyên nào nhỉ?

Trả lời:

Với mọi số nguyên a khác 0. Số đối của a là – a và ta có:

a = (-1).(-a) và (-a) = (-1).a

Suy ra a chia hết cho (-a) và ngược lại (-a) chia hết cho a.

Ví dụ: Hai số nguyên đối nhau thì thỏa mãn đề bài, ví dụ: 2 ⋮ -2 và -2 ⋮ 2.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 74 tập 1

Bài 3.39

Tính các thương:

a) 297 : (-3)

b) (-396) : (-12)

c) (-600) : 15

Gợi ý đáp án:

a) 297 : (-3) = -99

b) (-396) : (-12) = 33

c) (-600) : 15 = -40

Bài 3.40

a) Tìm các ước của mỗi số: 30; 42; -50

b) Tìm các ước chung của 30 và 42

Gợi ý đáp án:

a) Các ước của 30 là: -30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30

Đọc thêm:  Đánh giá chi tiết các loại dầu gội Tsubaki

Các ước của 42 là: -42; -21; -14; -7; -6; -3; ; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42

Các ước của -50 là: -50; -25; -10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10; 25; 50

b) Các ước chung của 30 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6

Bài 3.41

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

M = {x ∈ Z| x ⋮ 4 và -16 ≤ x < 20}

Gợi ý đáp án:

M = {-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16}

Bài 3.42

Tìm hai ước của 15 có tổng bằng -4

Gợi ý đáp án:

Các ước của 15 là: -15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15

Vậy hai ước có tổng bằng -4 là: -5 và 1

Bài 3.43

Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho -3. Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát.

Gợi ý đáp án:

Hai số cùng chia hết cho -3 thì được viết dưới dạng (-3).a và (-b).a (a, b thuộc Z)

Khi đó tổng 2 số là (-3)(a + b) chia hết cho (-3)

Hiệu 2 số là (-3).(a – b) chia hết cho (-3)

Tổng quát: Cho các số a, b, c thuộc Z, a và b cùng chia hết cho c thì tổng hoặc hiệu của chúng cũng chia hết cho c.

Lý thuyết Phép chia hết – Ước và bội của một số nguyên

1. Phép chia hết

Cho a, b ∈ Z với b ≠ 0 . Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta có phép chia hết a:b = q (trong đó ta cũng gọi a là số bị chia, b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a ⁝ b.

Đọc thêm:  Tẩy vết dơ trên túi xách an toàn hiệu quả

Ví dụ 1. Các phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?

a) 27 chia hết cho 9;

b) 28 không chia hết cho 14;

c) 135 chia hết cho 15.

Đáp án:

a) Vì 27 = 9.3 nên 27 chia hết cho 3. Do đó a đúng.

b) Vì 28 = 14.2 nên 28 chia hết cho 14. Do đó b sai.

c) Vì 135 = 15.9 nên 135 chia hết cho 15. Do đó c đúng.

2. Ước và bội

Khi a ⁝ b (a, b ∈ Z, b ≠ 0), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.

Ví dụ 2.

a) 5 là một ước của -15 vì (-15) ⁝ 5.

b) (-15) là một bội của 5 vì (-15) ⁝ 5.

Nhận xét:

Nếu a là một bội của b thì -a cũng là một bội của b.

Nếu b là một ước của a thì – b cũng là một ước của a.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button