Tham vọng tỷ USD để xây ‘TSMC của Nhật Bản’

Atsuyoshi Koike, CEO của Rapidus, cho biết mục tiêu của công ty là tạo ra các mẫu chip tiên tiến ngay từ đầu. “Tham vọng lớn của chúng tôi là hiện thực hóa một ‘Thung lũng Hokkaido’ trải rộng từ Tomakomai đến Ishikari, có thể cạnh tranh với Thung lũng Silicon về mặt quy mô”, ông nói. “Chúng tôi có tiềm năng trở thành một ngôi sao Bắc Đẩu mới trong việc tạo nên xu hướng trong ngành công nghiệp chip toàn cầu”.

Công nhân làm việc trong phòng sạch của một nhà máy bán dẫn ở tỉnh Mie, Nhật Bản. Ảnh: JapanNews/Kioxia

Koike, 71 tuổi, từng là giám đốc của Western Digital. Trong khi đó, Rapidus được thành lập tháng 8 năm ngoái, đặt trụ sở tại Tokyo và được hậu thuẫn từ các tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Sony, Toyota và là trọng tâm trong các dự án mà Thủ tướng Fumio Kishida đặt ra nhằm khôi phục vị thế siêu cường chip của Nhật Bản.

Một quan chức trong chính phủ Nhật Bản tiết lộ với Bloomberg rằng nước này đã phân bổ 2,4 tỷ USD cho riêng Rapidus, đồng thời sẵn sàng cấp thêm ngân sách hàng năm. Khi tự sản xuất chip tiên tiến, nước này có thể giảm phụ thuộc vào các công ty nước ngoài như TSMC hay Samsung.

Theo ông Koike, Rapidus đang lên kế hoạch sản xuất hàng loạt chip 2 nm vào năm 2027. Nếu thành công, đây sẽ là bước nhảy vọt về công nghệ đối với Nhật Bản, nơi khả năng sản xuất chip đã bị đình trệ từ nhiều thập kỷ trước và hiện chỉ sản xuất được các mẫu chip từ 40 nm. TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang chủ yếu đúc chip trên tiến trình 4 nm và gần đây bắt đầu cho ra lò chip 3 nm cho Apple.

Đọc thêm:  10 câu nói ấn tượng về sự ra đi, cái chết và mất mát

Rapidus hiện chào mời các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu đầu tư vào tỉnh Hokkaido, nơi đang xây dựng một nhà máy để chuẩn bị lắp đặt và vận hành dây chuyền sản xuất thí điểm chip vào năm 2025. Hokkaido, nơi có nguồn nước sạch dồi dào và là một trong những khu vực tiềm năng để lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo, được đánh giá là địa điểm lý tưởng để xây nhà máy chip.

Ông Koike cho biết thay vì cạnh tranh với những gã khổng lồ bán dẫn ở quy mô toàn cầu, công ty sẽ tập trung tiên phong về chip chuyên dụng, chẳng hạn chip AI tiêu thụ điện năng thấp.

Tuy nhiên, Rapidus cũng gặp khó khăn trong tham vọng trở thành “TSMC của Nhật Bản” khi chưa thể tuyển dụng đủ nhân công chất lượng cao. Công ty hiện mới thu hút 200 người, con số rất nhỏ so với hơn 73.000 người tại TSMC. Công ty Đài Loan cũng đang tích cực tuyển người cho nhà máy mới của mình ở quận Kumamoto phía tây nam Nhật Bản.

Đầu năm nay, ông Tetsuro Higashi, Chủ tịch Rapidus, nói với Reuters rằng liên doanh sẽ cần 7 nghìn tỷ yên (54 tỷ USD) để bắt đầu sản xuất hàng loạt chip tiên tiến vào năm 2027. Tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản công bố khoản tài trợ ban đầu 70 tỷ yên (544 triệu USD) cho Rapidus. Cùng tháng này, công ty đã bắt tay với IBM để nghiên cứu và phát triển chip 2 nm.

Đọc thêm:  Cách biến điện thoại Android thành loa không dây cho máy tính Windows

Theo ông Koike, tham vọng tự chủ sản xuất của Nhật Bản sẽ sớm thành công. “Việc tạo ra phiên bản ‘Thung lũng Hokkaido’ sẽ mất thời gian nhưng khả thi. Chúng tôi muốn đạt được điều đó vào năm 2030”, ông nói.

Bảo Lâm (theo Bloomberg)

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button