Tăng phosphat máu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Phospho tồn tại dưới dạng phosphat trong cơ thể và giúp xương chắc khỏe cũng như thực hiện các vai trò trong chuyển hóa năng lượng. Nhưng nếu lượng phosphat trong máu quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe. Vậy tăng phosphat máu là gì, nó có triệu chứng như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Trong cơ thể phospho thường tồn tại dưới dạng phosphat. Đây là một loại khoáng chất quan trọng, giúp giữ cho xương chắc khỏe và là yếu tố cơ bản trong vận chuyển, chuyển hóa năng lượng của tế bào. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và bổ sung quá mức lượng phospho cho cơ thể sẽ dễ dẫn đến dư thừa và tăng phosphat máu. Việc tăng phospho trong máu quá mức sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hại đến sức khỏe. Vậy hãy cùng tìm hiểu những vấn đề về tăng phosphat máu cũng như những dấu hiệu và triệu chứng của nó để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời nhé.

Tăng phosphat máu là gì?

Tăng phosphat máu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Tăng phosphat trong máu là tình trạng hàm lượng phospho trong cơ thể cao. Nó có thể xảy ra do chế độ ăn uống hoặc do sự thay đổi chức năng của thận. Thông thường, tăng phosphat máu không có triệu chứng.

Đọc thêm:  Cách chọn nhân vật chơi Dragon Nest Mobile

Tăng phosphat máu thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh thận mãn tính (CKD). Thận hoạt động bình thường sẽ loại bỏ lượng phospho dư thừa trong cơ thể. Nhưng với người bị bệnh thận mãn tính, thận của bạn không thể loại bỏ phospho, khiến nó tích tụ trong cơ thể. Hàm lượng phospho cao có thể gây cặn canxi trong mạch máu, phổi, mắt và tim gây hại cho cơ thể.

Tăng phosphat máu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và thậm chí tử vong.

Vai trò của thận đối với nồng độ phosphat máu

Thận của bạn có nhiệm vụ bài tiết 90% lượng phosphat dư thừa

Cơ thể dự trữ phospho dưới dạng phosphat và phần lớn được kết tinh trong xương. Phần khác nằm trong cơ bắp. Khi bị tăng phosphat trong máu, mức phosphat trong cơ thể sẽ trở nên rất cao.

Thận có nhiệm vụ bài tiết 90% lượng phosphat dư thừa hàng ngày, đường tiêu hóa bài tiết lượng phosphat còn lại.

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức phospho trong cơ thể. Khi chức năng thận gặp vấn đề về, mức độ phosphat của bạn không thể được điều chỉnh và gây tăng phosphat máu.

Thận của bạn cũng biến vitamin D thành 1,2,5 ditrydroxyvitamin D3 – một nguyên liệu để củng cố xương, bên cạnh đó người bị thận mãn tính thường bị tăng phosphat máu và làm giảm calcium máu do đó họ thượng bị các vấn đề về xương như yếu xương, nhuyễn xương,….

Đọc thêm:  Bơ Ghee là gì? Giá trị dinh dưỡng và những lưu ý khi sử dụng

Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng phosphat máu

Chuột rút là một trong những triệu chứng của tăng phosphat máu

‌Mặc dù tình trạng tăng phosphat trong máu thường không được chú ý, nhưng thường có một vài dấu hiệu và triệu chứng sau: ‌

– Chuột rút cơ bắp

– Tê quanh miệng

– Đau xương khớp

– Phát ban

Nếu tình trạng tăng phosphat trong máu không được điều trị, có thể có nguy cơ phát triển các tình trạng đe dọa tính mạng khác. Chúng bao gồm những điều sau: ‌

– Cường cận giáp thứ phát

– Loạn dưỡng xương do thận

– Vôi hóa di căn, hoặc lắng đọng canxi, trong mạch máu và mô mềm‌

Cách điều trị khi tăng phosphat máu

Tăng phosphat máu thường khó chẩn đoán

Vì tăng phosphat máu thường xảy ra mà không có triệu chứng rõ ràng nên khó chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ phosphat trong máu để phát hiện tình trạng tăng phosphat trong máu.

Để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm lượng phosphat trong cơ thể. Ngoài việc sử dụng thuốc liên kết với phosphate để loại bỏ lượng phosphat thừa, cần phải giảm lượng phosphate của mình trong khẩu phần ăn. Thực phẩm giàu phospho, bao gồm cả thực phẩm giàu protein, cần phải tránh nếu bị tăng phosphat trong máu.

Phospho cũng được bổ sung vào thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, và đồ uống đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn có thể có hàm lượng phospho cao. Hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm lượng phosphat nạp vào cơ thể.

Đọc thêm:  Phân loại các lớp nhân vật trong game TERA

Cải thiện bài tiết qua thận: Điều này được áp dụng nếu chức năng thận không bình thường. Việc này sẽ được yêu cầu thực hiện tại bệnh viện để loại bỏ lượng phospho dư thừa ra khỏi cơ thể. Bác sĩ sẽ sử dụng nước muối sinh lý và bắt buộc lọc máu để cải thiện khả năng bài tiết của thận.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những vấn đề liên quan tới tăng phosphat máu. Hãy liên hệ ngay với các Bác sĩ và Dược sĩ khi bạn có những bất thường ở cơ thể có liên quan tới các tăng phosphat máu để được điều trị hợp lý và kịp thời

Nguồn: Web MD

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Những loại thực phẩm chứa nhiều phospho

>>>>> Thiếu phospho: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button