Soạn Sinh 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính Giải bài tập Sinh 9 trang 41

Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài trang 41 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh 9 bài 12 trang 41 giúp các em hiểu được kiến thức về cơ chế xác định giới tính nữ, nam. Giải Sinh 9 bài 12 Cơ chế xác định giới tính được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 9 bài 12 Cơ chế xác định giới tính mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Cơ chế xác định giới tính

I. Nhiễm sắc thể giới tính

– Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.

– NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác

Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:

NST thường NST giới tính Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới. Có 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY, khác nhau ở hai giới. Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bào. Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể. Quy định tính trạng liên quan tới giới tính.

II. Cơ chế xác định giới tính

– Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, vì dụ như: ở người.

Đọc thêm:  Bộ sưu tập hình nhịp tim đẹp nhất với hơn 999+ ảnh – Sự phong phú với chất lượng 4K

– Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

– Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử

– Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử

– Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.

→ Tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai: gái khác nhau ở các giai đoạn: bào thai (1,14), 10 tuổi (1,01), tuổi già (0,91).

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài:

+ Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính…

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

– Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực: cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực; trên 320C sẽ nở thành con cái.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 12 trang 39

Quan sát hình 12.2 và trả lời các câu hỏi sau:

– Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?

– Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?

– Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1?

Đọc thêm:  8 cách tái chế quần jeans cũ thành vật dụng hữu ích

Trả lời:

– Qua giảm phân tạo ra một loại trứng (22A+X) và hai loại tinh trùng (22A+X và 22A+Y)

– Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng sẽ tạo hợp tử phát triển thành con gái. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng sẽ tạo hợp tử phát triển thành con trai.

– Tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1 do 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất như nhau.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 12 trang 41

Câu 1

Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.

Gợi ý đáp án

Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:

NST thường NST giới tính Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới. Có 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY, khác nhau ở hai giới. Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bào. Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể. Quy định tính trạng liên quan tới giới tính.

Câu 2

Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

Gợi ý đáp án

– Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

Ở nam: sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.

Ở nữ: chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.

+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

– Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.

Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng.

Đọc thêm:  Hệ thống âm thanh thông báo là gì? Gồm những thiết bị nào? Ứng dụng trong cuộc sống

Câu 3

Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?

Gợi ý đáp án

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.

Câu 4

Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Gợi ý đáp án

– Sự phân hoá giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong (hoocmon sinh dục) và bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng,…).

Ví dụ: Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực (về kiểu hình).

– Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, nếu nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành con cái.

– Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.

Câu 5

Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

a) Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

b) Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

c) Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

d) a) Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực mang (NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương.

Gợi ý đáp án

Đáp án: b,d.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button