Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh Soạn văn 11 tập 1 tuần 1 (trang 3)

Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi. Tác phẩm sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh
Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Với bài Soạn văn 11: Vào phủ chúa Trịnh, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn văn Vào phủ chúa Trịnh – Mẫu 1

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh chi tiết

I. Tác giả

– Lê Hữu Trác (1720? – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

– Ông là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Mỹ Yên, tỉnh Hưng Yên).

– Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

– Tác phẩm: Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm cũng ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

– Tác phẩm t ả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

– Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích trong “Thượng kinh kí sự” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

2. Thể loại

Kí sự là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “nay người rút lui vào màn để tôi xem mạch Đông cung cho thật kỹ”: Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa.
  • Phần 2. Còn lại: Cảnh Lê Hữu Trác khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán.

4. Tóm tắt

Mùng 1 tháng 2, tôi được lệnh vào phủ chúa. Tôi bèn sửa sang áo mũ chỉnh tề, lên cáng vào phủ. Người truyền mệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa. Tôi ngẩng đầu lên thấy đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua hành lang phía Tây, đến một cái nhà lớn. Đồ đạc bên trong đều được sơn son thếp vàng. Thánh thượng đang ngự ở đấy, xung quanh có phi tần chầu trực nên không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi toàn của ngon vật lạ. Ăn xong tôi được đưa đến Đông cung để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Trong lòng tôi rất mâu thuẫn, nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi vẫn dốc lòng kê đơn cho thế tử. Tôi từ giã, lên cán trở về Trung Kiến. Trong vòng mười ngày, bạn bè trong kinh đều đến thăm hỏi.

Xem thêm Tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa

a. Quang cảnh

– Đường vào phủ:

  • Đau đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
  • Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm, điếm làm bên cái hồ, có những cây kì lạ và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp.
  • Hành lang nào cũng có thị vệ, quân sĩ canh gác.

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, bàn ghế, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Mâm vàng chén bạc, toàn đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

=> Phủ chúa vô cùng xa hoa tráng lệ. Nhưng không khí trong phủ chúa là một không khí ngột ngạt tù đọng.

Đọc thêm:  Bí quyết làm bánh quẩy sâu giòn rụm thơm ngon tại nhà

b. Cách sinh hoạt

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.

– Người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh… Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.

– Những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kỵ húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc….

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc…

=> Phủ chúa là chốn uy quyền tối thượng với cung cách sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt.

2. Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

a. Thái độ trước cuộc sống xa hoa trong phủ chúa:

  • Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang quyền quý.
  • Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất.
  • Thể hiện sự không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do

b. Thái độ khi kê đơn cho thế tử

– Hiểu rõ nguyên nhân căn bệnh của thế tử.

– Đấu tranh nội tâm:

  • Hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng băn khoăn nếu chữa khỏi bệnh sẽ bị giữ lại trong phủ.
  • Suy nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, nhưng lương tâm y đức không cho phép.

=> Nhân cách cao cả của người thầy thuốc.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

* Quang cảnh

– Đường vào phủ:

  • Đau đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
  • Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm, điếm làm bên cái hồ, có những cây kì lạ và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp.
  • Hành lang nào cũng có thị vệ, quân sĩ canh gác.

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, bàn ghế, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Mâm vàng chén bạc, toàn đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

* Cách sinh hoạt

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.

– Người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh… Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.

– Những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kỵ húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc….

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc…

* Thái độ của Hải Thượng Lãn Ông:

  • Thờ ơ trước cuộc sống giàu sang, phú quý trong phủ chúa.
  • Không đồng tình với cách sống trong phủ chúa, nhận rõ đó là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử.

Câu 2. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

Đọc thêm:  Hôi nách lâu năm chỉ cần một quả chanh là trị dứt điểm ngay

– Khi bước chân vào phủ chúa phải đi qua nhiều lần cửa, mỗi cửa đều có lính canh gác và có điếm “Hậu mã túc trực”. Trong phủ chúa, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, tiếng chim kêu ríu rít, các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm và gió đưa thoang thoảng mùi hương. Bên trong lại càng lộng lẫy hơn cả. Nào là những đồ đạc mà có lẽ giai nhân trong nhà chưa từng thấy hết, nào là các đồ đồ nghị trượng đều được sơn son thếp vàng. Sau trong nội cung của các thê tử phải qua năm sáu lần trướng gấm, các đồ đạc cùng đều được sơn son thếp vàng, trên bày nệm gấm và hương hoa thơm ngào ngạt. Có thể thấy, quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng xa hoa, giàu sang và thâm nghiêm. Đây có lẽ là quang cảnh thường thấy trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị đất nước.

– Khi tác giả được cáng vào phủ, “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”. Mỗi lời lẽ nhắc đến chúa đều phải nhẹ nhàng, khuôn phép thể hiện sự cung kính và lễ độ. Bữa cơm sáng của chúa đầy những của ngon, vật lạ còn đồ dùng trên mân đều bằng vàng bằng bạc. Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh. Thế tử nếu có bị bệnh cũng phải đến bảy tám vị thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Đến khi xem bệnh không được thấy mặt thế tử, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép.

Câu 3. Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

– Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng băn khoăn nếu mình chữa khỏi bệnh sẽ bị giữ lại trong phủ.

– Suy nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, nhưng lương tâm y đức không cho phép.

=> Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng. Không chỉ vậy, ông còn có lương tâm và y đức. Ngoài ra, ông còn là một người có phẩm chất thanh cao, không màng danh lợi.

Câu 4. Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

– Giọng điệu tự nhiên, có sự đan xen giữa lời kể và lời bình của tác giả.

– Ghi chép trung thực những sự việc đã xảy ra.

II. Luyện tập

So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.

Gợi ý: So sánh với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

– Giống nhau: Cho thấy cuộc sống xa hoa trong phủ chúa.

– Khác nhau:

  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Kể lại những thú vui của chúa Trịnh Sâm. Ghi chép chân thực và tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng khéo léo.
  • Vào phủ chúa Trịnh: Kể lại việc vào phủ khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Quan sát tỉ mỉ, ngòi bút tinh tế; đan xen giữa lời kể và lời bình.

Soạn văn Vào phủ chúa Trịnh – Mẫu 2

Câu 1. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

* Quang cảnh

– Đường vào phủ: Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương; Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm, điếm làm bên cái hồ, có những cây kì lạ và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp; Hành lang nào cũng có thị vệ, quân sĩ canh gác.

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, bàn ghế, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Mâm vàng chén bạc, toàn đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

Đọc thêm:  Top 10 Ứng Dụng Quản Lý Thời Gian Tốt Nhất Cho iPhone Và Android – Nhắc Nhở Thời Gian Hiệu Quả

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

* Cách sinh hoạt

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.

– Người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh… Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.

– Những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kỵ húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc…

– Thế tử ốm và lúc nào cũng có tới bảy tám thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên. Tuy mới chỉ được năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem mạch lẫn khi ra, người thầy thuốc phải cúi lạy cung kính.

* Thái độ của Hải Thượng Lãn Ông: Thờ ơ trước cuộc sống giàu sang, phú quý trong phủ chúa; Không đồng tình với cách sống trong phủ chúa, nhận rõ đó là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử.

Câu 2. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

– Khi bước chân vào phủ chúa phải đi qua nhiều lần cửa, mỗi cửa đều có lính canh gác và có điếm “Hậu mã túc trực”. Trong phủ chúa, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, tiếng chim kêu ríu rít, các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm và gió đưa thoang thoảng mùi hương. Bên trong lại càng lộng lẫy hơn cả. Nào là những đồ đạc mà có lẽ giai nhân trong nhà chưa từng thấy hết, nào là các đồ đồ nghị trượng đều được sơn son thếp vàng. Sau trong nội cung của các thê tử phải qua năm sáu lần trướng gấm, các đồ đạc cùng đều được sơn son thếp vàng, trên bày nệm gấm và hương hoa thơm ngào ngạt. Có thể thấy, quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng xa hoa, giàu sang và thâm nghiêm. Đây có lẽ là quang cảnh thường thấy trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị đất nước.

– Khi tác giả được cáng vào phủ, “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”. Mỗi lời lẽ nhắc đến chúa đều phải nhẹ nhàng, khuôn phép thể hiện sự cung kính và lễ độ. Bữa cơm sáng của chúa đầy những của ngon, vật lạ còn đồ dùng trên mân đều bằng vàng bằng bạc. Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh. Thế tử nếu có bị bệnh cũng phải đến bảy tám vị thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Đến khi xem bệnh không được thấy mặt thế tử, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép.

Câu 3. Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

– Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng băn khoăn nếu mình chữa khỏi bệnh sẽ bị giữ lại trong phủ.

– Suy nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, nhưng lương tâm y đức không cho phép.

=> Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng. Không chỉ vậy, ông còn có lương tâm và y đức. Ngoài ra, ông còn là một người có phẩm chất thanh cao, không màng danh lợi.

Câu 4. Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

  • Giọng điệu tự nhiên, có sự đan xen giữa lời kể và lời bình của tác giả.
  • Ghi chép trung thực những sự việc đã xảy ra.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button