Soạn bài Thao tác lập luận bình luận Soạn văn 11 tập 2 tuần 27 (trang 71)

Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về thao tác lập luận bình luận.

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 11: Thao tác lập luận bình luận, được đăng tải dưới đây.

Soạn văn Thao tác lập luận bình luận

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

1.

– Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hay gặp từ bình luận (bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao…)

– Bình luận là đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận về sự đúng/sai, hay/dở, lợi/hại của một vấn đề nào đó.

2.

a. Trong đoạn trích xin lập khoa luật, tác giả đưa ra nhận định việc lập khoa luật là cần thiết.

– Các vấn đề được bàn bạc rất sâu rộng. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.

– Mục đích cuối cùng của những các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc là thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

b. Nguyễn Trường Tộ có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

Đọc thêm:  Điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương cao nhất 30

c.

– Đoạn trích Xin lập khoa luật là một đoạn trích có tính chất bình luận.

– Không thể coi đây là một đoạn trích chứng minh hay giải thích vì đoạn trích này nhằm đưa ra những lời nhận xét, đánh giá của người viết.

3.

– Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kỹ năng bình luận.

– Nguyên nhân: Chỉ có nắm rõ kỹ năng bình luận thì mới biết cách tổ chức luận cứ, luận điểm để đạt được mục đích đã đặt ra. Đồng thời có thể vận dụng trong quá trình thực hiện bình luận.

4. Con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó, phải nắm vững kỹ năng bình luận vì: Con người có thể thể hiện chính kiến, quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó.

II. Cách bình luận

1. Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

a. Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận. Nhưng không nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Bởi như vậy sẽ thể hiện sự thái độ và sự đánh giá chủ quan của người viết, không thuyết phục được người đọc, người nghe.

Đọc thêm:  ‘Có thể mở chiến dịch lớn để chặn, hạ web phim lậu’

b. Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận một cách trung thực, khách quan, cặn kẽ, chi tiết.

2. Bước thứ hai: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình.

– Đối với mỗi vấn đề trong SGK, người viết cần bày tỏ sự nhận xét, đánh giá của mình theo hướng: Kết hợp những phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần hạn chế để đi tới một sự đánh giá thực sự hợp lý, công bằng.

3. Bước thứ ba: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Nhưng phải bàn bạc về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình luận có thể gợi ra.

III. Luyện tập

Câu 1. Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?

– Nhận xét như vậy là không đúng.

– Nguyên nhân do bản chất của ba kiểu lập luận trên là khác nhau:

  • Giải thích giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó chưa biết
  • Chứng minh giúp người đọc tin về một vấn đề được nêu ra
  • Bình luận là bày tỏ quan điểm, thuyết phục mọi người đồng ý trước ý kiến của bản thân.
Đọc thêm:  5 xu hướng nuôi dạy con thời hiện đại giúp bé sống hạnh phúc hơn

Câu 2. Đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác bình luận không? Căn cứ vào đâu để anh (chị) có thể kết luận là có (hoặc không)?

Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, căn cứ vào:

– Chủ đề được bình luận: vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta

– Mục đích bình luận: cần có một chương trình truyền thông hiệu quả để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

– Phương pháp bình luận: triển khai chặt chẽ, có hệ thống, giàu sức thuyết phục, trích dẫn số liệu cụ thể làm căn cứ, đưa ra những đề xuất của tác giả.

Câu 3. Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích Xin lập khoa luật, anh chị thấy còn có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?

Cần bình luận thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội hiện nay:

  • Giúp con người sống, học tập và làm việc tuân thủ theo pháp luật.
  • Xây dựng một xã hội thực sự công bằng, văn minh.

=> Con người cần sống và làm việc theo pháp luật.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button