Soạn bài Những bậc đá chạm mây (trang 112) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 14

Soạn bài Những bậc đá chạm mây sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, nói và nghe, viết của trang 112, 113, 114, 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 25: Những bậc đá chạm mây – Tuần 14, chủ đề Cộng đồng gắn bó để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Soạn bài phần Đọc: Những bậc đá chạm mây

Khởi động

Kể về một người mà em cảm phục.

Trả lời:

Em rất cảm phục chị Lan. Chị Lan là hàng xóm nhà em. Nhà chị Lan có hoàn cảnh khó khăn. Bố chị bị bệnh, không thể đi làm được. Một mình mẹ của chị phải đi làm và nuôi cả gia đình. Chị Lan năm nay học lớp 9. Ngoài giờ đi học, chị Lan thường phụ mẹ làm nghề thủ công để kiếm thêm tiền. Dù khó khăn nhưng thành tích học tập của chị Lan rất tốt. Chị còn được đi thi học sinh giỏi huyện nữa. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và cần phải học tập chị Lan rất nhiều.

Đọc thêm:  Ngành Thiết kế thời trang là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Câu 1

Chuyện gì xảy ra khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?

a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá

b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn

c. Vì thuyền bè, chài lưới của họ bị bão cuốn mất

Trả lời:

Người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi vì thuyền bè, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.

Câu 2

Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

Trả lời:

Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông thấy mọi người đi xa vất vả.

Câu 3

Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?

Trả lời:

  • Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi
  • Công việc rất nặng nhọc
  • Về sau có thêm nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng
  • Sau năm năm, cố Đương đã mở xong con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh.

Câu 4

Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?

Trả lời:

Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy việc làm của cố Đương vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng bằng sự nỗ lực, không bỏ cuộc mà cố Đương đã hoàn thành được.

Câu 5

Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.

Đọc thêm:  Cl2 + Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O

Trả lời:

Cố Đương tuy đã lớn tuổi nhưng lại không hề sợ khó khăn. Nhờ có cố Đương mà người dân trong xóm chúng tôi giờ đây có thể lên núi Hồng Lĩnh một cách dễ dàng. Chúng tôi rất biết ơn cố Đương.

Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Những bậc đá chạm mây

Câu 1

Quan sát các tranh minh họa, nói về sự việc trong từng tranh.

Những bậc đá chạm mây

Trả lời:

Tranh 1: Một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của người dân xóm nhỏ dưới chân núi Hồng Lĩnh.

Tranh 2: Dân làng cùng rủ nhau lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Bà con phải đi đường vòng rất xa vì sườn núi ở phía họ có vách dựng đứng.

Tranh 3: Cố Đương quyết tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi

Tranh 4: Nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng cố Đương. Sau năm năm, con đường được mở thành công.

Câu 2

Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

Đoạn 1 – Tranh 1:

Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Một ngày kia, một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của họ.

Đoạn 2 – Tranh 2:

Dân làng chỉ còn cách lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Sườn núi phía họ ở vách dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa

Đọc thêm:  “Múi giờ và múi giờ Việt Nam là gì?”

Đoạn 3 – Tranh 3:

Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đương một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Công việc biết bao nặng nhọc.

Đoạn 4 – Tranh 4:

Về sau, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Sau năm năm, cố Đương đã mở được con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh. Con đường được ghép bằng đá khiến cho việc lên, xuống núi rất tiện. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép, con đường vượt núi được gọi là Truông Ghép.

Soạn bài phần Viết: Những bậc đá chạm mây

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button