Ngộ độc thức ăn ngày Tết – cách xử lý, phòng ngừa và các lưu ý

Mỗi dịp tết đến là cơ hội để mọi người tụ họp, quây quần bên những bữa cơm hay tiệc tùng với các món ăn và thức uống ngon miệng. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn trong đó và có thể gây ra những hậu quả khó lường. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu các cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày tết nhé!

Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh xuất hiện khi bạn ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Đó là những thực phẩm chứa vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng như salmonella hoặc Escherichia coli (E. coli) và vi rút norovirus

Đây là bệnh thường không quá nghiêm trọng và có thể người bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có biến chứng quá nghiêm trọng có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Ngộ độc thức ăn ngày Tết - cách xử lý, phòng ngừa và các lưu ý

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn

  • Do vi khuẩn: Với các thực phẩm như rau, quả, ngũ cốc… thì các loại vi khuẩn như Bacillus cereus, Campylobacter fetus hoặc yersinia enterocolitica là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm.
  • Vi rút: Một số vi rút gây ra viêm ruột như Virus Norwalk, Rotavirus, Adenovirus đường ruột khi đạt đến một số lượng quá nhiều sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày, viêm ruột.
  • Ký sinh trùng: Những thực phẩm bẩn có chứa ấu trùng hay kén amip thường xuất hiện trong các rau quả tươi sống, nước lã và dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Nguồn nước không sạch: Các vi khuẩn có trong nguồn nước bẩn như E.coli, C.fetus, Vibrio Cholerae… là những nguyên nhân gây ra ngộ độc.
  • Đồ ăn nấu không chín kỹ: Thực phẩm thường được bảo quản không cẩn thận, trong quá trình vận chuyển hay tích trữ thì một số loại vi khuẩn tụ cầu thường lây lan như C.perfringens, Salmonella. Hơn nữa, thức ăn nấu chín không kỹ, không đủ nhiệt độ sẽ khiến vi khuẩn tích tụ đến một mức nhất định và gây bệnh cho cơ thể.
  • Hóa chất trong thực phẩm: Bao gồm các chất như phụ gia, chất bảo quản, chất tạo mùi vị kết hợp với các hóa chất độc hại đã có sẵn trong thực phẩm trước đó như thuốc trừ sâu, đồng vị phóng xạ và các kim loại nặng khiến cơ thể chúng ta dễ bị ngộ độc.
Đọc thêm:  Review Trường Cao đẳng nghề số 7 – Bộ Quốc Phòng có tốt không?

Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ra ngộ độc thức ăn

Triệu chứng ngộ độc thức ăn

Các triệu chứng ngộ độc thức ăn thường xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi ăn. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện chỉ sau vài giờ. Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy (có thể đi ngoài ra máu).
  • Đau bụng, thiếu năng lượng.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau cơ.

Tiêu chảy, sốt, ớn lạnh là các biểu hiện cơ bản của ngộ độc thức ăn

Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi và bạn không cần phải đến bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để xử lý khi bị ngộ độc.

  • Bù nước cho bệnh nhân: cố gắng bổ sung nhiều nước để tránh việc cơ thể mất nước và nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại. Bổ sung nước có chứa các chất điện giải như Natri, Kali và Canxi để duy trì sự cân bằng chất lỏng sau nôn mửa và tiêu chảy.
  • Dùng thuốc: Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, tất cả phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Thêm men vi sinh vào bữa ăn: Probiotics là “vi khuẩn tốt” giúp kiểm soát quần xã sinh vật trong đường ruột của bạn. Uống men vi sinh giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng và củng cố đường ruột của bạn.
Đọc thêm:  Có nên bày tỏ tình cảm với người đàn ông không đeo nhẫn

Luôn bổ sung nước cho bệnh nhân bị ngộ độc

Các lưu ý khi bị ngộ độc thực phẩm

Đối với mọi người hầu hết các trường hợp sẽ cải thiện sau 48 giờ. Tuy nhiên, hãy thử những điều sau để bản thân cảm thấy thoải mái hơn khi bị ngộ độc và một số lưu ý để quá trình phục hồi tốt hơn:

  • Để dạ dày ổn định: chỉ ăn lại sau khi bạn cảm thấy dạ dày của mình ổn định, đỡ đau hơn và ăn khi bạn thấy đói.
  • Bổ sung nước: Luôn bổ sung nước cho bệnh nhân. Tuy nhiên đối với trẻ em có nguy cơ chuyển biến nặng thì nên bổ sung Pedialyte, Enfalyte và cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
  • Bắt đầu với những món ăn đơn giản: Hãy ăn những thực phẩm ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa và ngừng ăn khi thấy cơn đau bụng trở lại.
  • Tránh một số loại thực phẩm: Tránh xa một số loại thực phẩm cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn như các sản phẩm từ sữa, caffein, rượu, nicotin và thực phẩm béo hoặc nhiều gia vị.

Tránh xa bia rượu khi đang bị ngộ độc

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như bạn có các triệu chứng sau:

  • Sốt quá cao.
  • Đi cầu ra máu.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Ngứa ran chân tay, mờ mắt.
  • Mất nước nghiêm trọng.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu như có các triệu chứng bất thường

Các bệnh viện uy tín

Nếu có các triệu chứng nêu trên, bạn hãy đến bệnh viện có chuyên khoa Nội – Tiêu hoá để được chẩn đoán và điều trị

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân Y 175,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung Ương quân đội 108,…
Đọc thêm:  Những công dụng của cọ trang điểm mà bạn nên biết

Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là đảm bảo được các tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm từ bước lưu trữ, xử lý và chế biến thực phẩm.

Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Scotland (FSS) khuyên bạn nên ghi nhớ 4C:

  • Làm sạch (cleaning)
  • Nấu chín (cooking)
  • Đông lạnh (chilling)
  • Tránh lây nhiễm chéo (cross-contamination): để thức ăn, nguyên vật liệu đã hỏng, ôi thiu gần các thực phẩm còn tươi sống. Khi ăn các thực phẩm tươi sống đó sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh đó, bạn nên xem hạn sử dụnghướng dẫn bảo quản trên bao bì để biết cách bảo quản đúng và hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc.

Luôn nấu chín thức ăn để phòng ngừa ngộ độc

Nhà thuốc vừa chia sẻ với bạn cách xử lý và phòng ngừa ngộ độc ngày Tết. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Webmd, Mayo Clinic

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button