Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Là một người làm nghệ thuật, ai cũng mong muốn một lần được đứng trên sân khấu biểu diễn và nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả. Muốn được như vậy, bạn phải trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng biểu diễn và luyện tập trong một thời gian dài. Và ngành diễn viên sân khấu kịch hát chính là nơi thích hợp giúp bạn trau dồi những kỹ năng đó. Đây là ngành học như thế nào? Muốn theo đuổi lĩnh vực này thì những yếu tố nào là quan trọng? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về ngành này thông qua bài viết sau đây.
Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là học gì?
Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là ngành học đào tạo ra các diễn viên chuyên nghiệp về diễn xuất để hóa thân vào các nhân vật trong các bộ phim truyền hình, các vở kịch trên sân khấu, các chương trình nghệ thuật,… Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về kỹ năng nghệ thuật biểu diễn như: Sử dụng giọng nói, nét biểu cảm khuôn mặt, cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể để hóa thân vào nhân vật một cách chân thật nhất; cảm thụ cảm xúc; rèn luyện trí tưởng tượng; phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt; cách triển khai câu chuyện; khả năng điều khiển cảm xúc; luyện tập về giọng nói, cử chỉ, hành động, nét mặt,…
Các khối thi vào ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì?
Ngành Diễn viên kịch hát có mã ngành là 7210226. Hiện nay chỉ có khối S xét tuyển vào ngành này. Bạn sẽ phải thi vào tổ hợp bao gồm môn Ngữ Văn hoặc Toán kết hợp với 2 môn năng khiếu. Các tổ hợp môn thi cụ thể như sau:
- Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2
- Khối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
Đây là một ngành nghệ thuật với kỹ năng đòi hỏi phải có chính là diễn xuất. Vì vậy, điểm số của các môn năng khiếu mang tính chất quyết định đến kết quả. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ ở môn này để đạt được điểm số cao nhất có thể.
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là bao nhiêu?
Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Diễn viên sân khấu kịch hát trong những năm gần đây dao động ở ngưỡng từ 15 – 17 điểm. Các trường đại học xét tuyển ngành này theo hình thức lấy kết quả điểm thi của Kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ kết hợp với phần thi năng khiếu. Có thể thấy điểm số trúng tuyển vào ngành này không quá cao, tạo cơ hội cho nhiều bạn theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình. Chỉ cần chăm chỉ luyện tập diễn xuất và cố gắng đạt điểm số thật cao trong phần thi năng khiếu là bạn có thể dễ dàng theo đuổi được ngành học này.
Trường nào đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát?
Hiện nay ở nước ta chưa có nhiều cơ sở đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát. Cụ thể, ở khu vực miền Trung chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy, bạn chỉ có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học thuộc khu vực miền Bắc và khu vực miền Nam dưới đây:
Khu vực miền Bắc:
- Đại Học Sân Khấu – Điện Ảnh Hà Nội
Khu vực miền Nam:
- Đại Học Sân Khấu – Điện Ảnh TPHCM
Có thể thấy rằng hạn chế của ngành này chính là các sĩ tử không có nhiều lựa chọn về trường đào tạo. Tuy nhiên, 2 trường đại học nêu trên đều là những trường đại học uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo lớp diễn viên nổi tiếng với kỹ năng diễn xuất chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn một trong hai trường trên để theo học.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để theo đuổi ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, bạn phải đáp ứng các yếu tố mà một diễn viên chuyên nghiệp cần phải có. Cụ thể các yếu tố đó là:
- Có khả năng diễn xuất. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì công việc chính của một diễn viên chính là hóa thân vào nhân vật. Chỉ khi có khả năng diễn xuất thì bạn mới có thể hòa nhập với vai diễn và thể hiện được ý đồ của đạo diễn
- Có niềm đam mê nghệ thuật, yêu thích diễn xuất
- Có khả năng điều khiển cảm xúc, khả năng tưởng tượng
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin thể hiện trước đám đông
- Hoạt ngôn, có khả năng thay đổi giọng điệu cho tương thích với từng tình huống
- Có khả năng xử lý vấn đề linh hoạt
- Luôn thay đổi, làm mới bản thân để phù hợp với nhiều vai diễn khác nhau
- Chịu được áp lực công việc
- Biết phối hợp với bạn diễn để hoàn thành tốt công việc
- Biết lắng nghe góp ý từ người khác để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn
Cơ hội việc làm dành cho ngành Diễn viên sân khấu kịch hát như thế nào?
Về việc làm sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành học này có thể tham khảo các công việc sau đây:
- Làm diễn viên diễn xuất trong các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh,…
- Diễn xuất trên các sân khấu biểu diễn nghệ thuật,…
- Làm việc trong các đơn vị sản xuất phim, các xưởng phim,…
- Làm việc trong các đoàn biểu diễn nghệ thuật từ trung ương đến địa phương
- Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các chương trình phim ảnh, kịch hát
- Tham gia lồng tiếng trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình,…
- Làm việc trong các công ty truyền thông, quảng cáo liên quan đến lĩnh vực sản xuất truyền hình
- Tham gia giảng dạy trong các trường đào tạo diễn xuất, các trung tâm văn hóa, nghệ thuật,…
Mức lương của người làm ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là bao nhiêu?
Đối với những người làm trong ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, mức lương sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào khả năng và vị trí công việc. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình đối với từng vị trí như sau:
- Đối với những người làm trong các công ty truyền thông ở vị trí xây dựng các chương trình sản xuất thì mức lương khoảng từ 5 – 7 triệu. Nếu làm ở vị trí quản lý thì mức lương có thể cao hơn, từ 8 – 10 triệu
- Đối với những người làm việc ở các đơn vị truyền hình, sản xuất phim thì mức lương dao động từ 8 – 10 triệu/ tháng
- Ngoài ra, đối với những người có khả năng và kinh nghiệm diễn xuất trong nghề lâu hơn thì có thể nhận được mức lương cao hơn rất nhiều
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần thiết về ngành Diễn viên sân khấu kịch hát. Nếu bạn đam mê con đường nghệ thuật thì hãy lựa chọn ngành học này và theo đuổi nó đến cùng. Tuy công việc có phần vất vả nhưng tình yêu thương mà bạn nhận được từ khán giả cũng vô cùng xứng đáng. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.