Nên mua micro có dây hay micro không dây? Loại nào tốt hơn, hay hơn?

Ưu, nhược điểm của micro có dây

Micro có dây được cấu tạo gồm hai phần chính bao gồm tay mic và dây nối. Khi sử dụng, bạn chỉ cần cắm đầu jack nối của micro vào cổng mic trên amply hoặc các thiết bị phát thanh khác để sử dụng.

Micro có dây Zenbos MZ-328

Micro có dây Zenbos MZ-328

Ưu điểm

  • Dễ dàng kết nối và sử dụng.
  • Khả năng thu âm tốt và chân thực.
  • Độ bền của thiết bị khá cao.
  • Tín hiệu đường truyền ổn định, ít khi xảy ra các tình trạng chập chờn hay mất tín hiệu.
  • Không phải lo về tình trạng hết pin giữa chừng làm gián đoạn cuộc vui.
  • Giá thành của micro có dây chỉ từ 250.000 – 800.000 đồng (giá cập nhật ngày 28/09/2022, có thể thay đổi theo thời gian).

Micro có dây Boston Acoustic BAM1

Micro có dây Boston Acoustic BAM1 có giá thành hợp lý, chỉ 500.000 đồng (giá cập nhật ngày 28/09/2022, có thể thay đổi theo thời gian)

Nhược điểm

  • Độ linh hoạt kém vì bị hạn chế không gian di chuyển theo chiều dài dây kết nối.
  • Khiến không gian sử dụng trở nên rối rắm và dễ bị vấp vào dây micro.
  • Phải sử dụng thêm các cổng chuyển đổi khi các đầu cắm không tương thích.
Đọc thêm:  Đặc sản Quảng Ninh được ví như cua hoàng đế nhưng có giá chỉ bằng 1/10

Micro có dây Zenbos MZ-328

Dây điện của Micro có dây Zenbos MZ-328 có chiều dài 5m, dễ gây vướng víu khi sử dụng

Ưu, nhược điểm của micro không dây

Micro không dây ra đời giúp khắc phục những nhược điểm xuất hiện trên dòng micro có dây truyền thống. Micro loại này được cấu tạo nhỏ gọn và tiện lợi, truyền tín hiệu bằng tần số sóng nên không cần dây dẫn và cổng kết nối rườm rà.

Cặp micro không dây Zenbos MZ-212

Cặp micro không dây Zenbos MZ-212

Ưu điểm

  • Linh hoạt di chuyển đến mọi vị trí trong phòng hát.
  • Các sản phẩm mới được áp dụng công nghệ giúp hạn chế tạp âm, nhiễu tiếng.
  • Thiết kế gọn gàng, nhẹ, dễ dàng mang đi xa.
  • Vẻ ngoài thường đẹp và bắt mắt.

Cặp micro không dây Zenbos MZ-216

Cặp micro không dây Zenbos MZ-216 có thiết kế gọn, nhẹ

Nhược điểm

  • Đường truyền đôi khi không ổn định.
  • Thường xuyên xảy ra tình trạng bị hú khi sử dụng.
  • Cần chú ý sạc hoặc thay pin, có thể làm gián đoạn khi dùng.
  • Giá thành thường cao hơn micro có dây, từ 1.5 triệu – 3 triệu đồng cho hai micro không dây (giá cập nhật ngày 28/09/2022, có thể thay đổi theo thời gian).

Micro không dây JBL VM300

Micro không dây JBL VM300 có giá thành tương đối cao là 11.000.000 đồng (giá cập nhật ngày 28/09/2022, có thể thay đổi theo thời gian)

So sánh độ bền trong môi trường sử dụng của micro có dây và không dây

Đối với micro có dây, dễ dàng kết nối và sử dụng nhanh chóng, độ bền cao vì không cần phải thay pin liên tục nếu pin hết. Tuy nhiên, cần bảo quản micro cũng như dây tránh bị hở hay đứt gây hư hỏng.

Đọc thêm:  Gợi ý 2 cách làm cơm bento cho những buổi trưa văn phòng

Khi dùng micro không dây sẽ thuận lợi hơn khi loại bỏ được phần dây rối rắm khó bảo quản. Nhưng mặt khác thì bạn phải chú ý để tránh rơi làm hỏng mic vì nó không có độ bền như micro có dây.

Việc làm rơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mic và pin bên trong. Ngoài ra cần bảo quản hợp lý để pin không bị rỉ sét, hư hại.

Tránh làm rơi micro không dây vì chúng có độ bền kém

Cần bảo quản micro hợp lý để tránh bị hư hại

Cách thử để biết micro nào hát hay nhất

Cách 1: Bạn hãy khởi động micro, sau đó chú ý đến khoảng cách giữa micro và đầu thu tần số xem rằng sóng truyền có đủ mạnh hay không đối với micro không dây, còn micro có dây thì kiểm tra tình trạng chống rè nhiễu.

Kiểm tra tình trạng rè nhiễu của micro

Kiểm tra tình trạng rè nhiễu

Cách 2: Giảm echo, repeat và delay xuống mức trung bình rồi thấp nhất xuống , để đảm bảo rằng micro có độ nhạy phù hợp.

Amply Karaoke Paramax AX-1800

Amply Karaoke Paramax AX-1800 giúp bạn điều chỉnh dễ dàng

Cách 3: Hát thử một vài câu để xem tiếng hát có bị chậm hay bắt đúng nhịp không rồi tiếp đó thử đặt micro gần miệng và đưa ra xa khi hát để xem có bị hú tiếng hay không. Nếu cách 15cm vẫn còn hút tiếng thì đây là chiếc micro chất lượng.

Còn loại thường thì có thể hát rất tốt nếu đặt gần miệng cách khoảng 3cm, nhưng khi đưa ra xa 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và đến 15cm thì chẳng còn nghe tiếng gì cả.

Đọc thêm:  Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT Điều lệ trường cao đẳng sư phạm

Đưa micro ra xa khi hát để kiểm tra

Đưa ra xa khi hát để xem có bị hú tiếng hay không

Nên mua micro không dây hay micro có dây?

Khi nào nên mua micro có dây?

– Lựa chọn micro có dây khi: Bạn thích sự đơn giản, không cần tốn quá nhiều chi phí, sử dụng cho karaoke gia đình, kinh doanh quy mô nhỏ, ca nhạc phòng trà, sân khấu nhỏ,…

Khi nào nên mua micro không dây?

– Lựa chọn micro không dây khi: Bạn muốn tiện lợi thoải mái trải nghiệm, dùng phục vụ cho biểu diễn trên hội trường, sân khấu lớn, dã ngoại, người có nhu cầu di chuyển nhiều.

Micro không dây Birici KP-79

Micro không dây Birici KP-79

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn chọn ra được chiếc micro phù hợp với nhu cầu rồi nhé. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button