Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên (6 Mẫu) Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

TRƯỜNG TH………… TỔ 4+5

Số: …../KHTCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do- Hạnh phúc

…….., ngày …… tháng…..năm 20….

KẾ HOẠCHSINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌCNĂM HỌC 20…. – 20….

Thực hiện Công văn………………………… của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ……….. về việc Hướng dẫn các trường tiểu học xây dựng kế hoạch dạy học các môn học theo Công văn……….., thực hiện theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học…….., Tổ 4+5 xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học 20.. – 20.. như sau :

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

I. Tình hình đội ngũ và số lượng học sinh:

1. Tình hình đội ngũ GV:

Tổng số giáo viên trong tổ: ….. – Nữ:…….

Trong đó:

– GV trực tiếp chủ nhiệm: ……

– GV Tin, Thể dục: ……

– Ban giám hiệu:……

Tỉ lệ GV đạt trên chuẩn: …….

Trong đó:

– Số GV có trình độ trên chuẩn (CĐSP): ….. Tỉ lệ:…..%;

(ĐHSP): ……. Tỉ lệ: ……%;

– Đảng viên Đảng CSVN: …… Tỉ lệ: …..%

2. Số lượng học sinh:

* Khối 4: ……. nữ chia thành ….. lớp. Trong đó: HSKT:……

* Khối 5: …… nữ chia thành ….. lớp.

II. Những thuận lợi và khó khăn:

1.Thuận lợi:

– Hoạt động của Tổ được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện của BGH. Giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức;

– Đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

2. Khó khăn:

– Nề nếp sinh hoạt chuyên theo cách truyền thống một thời gian dài nên việc thay đổi cách SHCM theo NCBH cần phải có thời gian.

– GV được phân công dạy minh hoạ do chưa quen và chưa thực sự nắm rõ ý nghĩa của SHCM theo NCBH, chưa tự tin nên GV muốn dạy trước bài học, chuẩn bị sẵn câu trả lời cho HS từ đó việc tổ chức SHCM theo NCBH có thể mang tính “trình diễn” không đạt mục tiêu như mong muốn.

– Một số giáo viên dự giờ nhận thức chưa sâu sắc về SHCM theo NCBH nên việc góp ý kiến xây dựng kế hoạch bài học, cũng như góp ý xây dựng sau tiết học minh hoạ chưa tích cực.

– Số lượng giáo viên ở tổ không nhiều nhưng phụ trách chuyên môn ở nhiều lớp, nhiều môn học khác nhau nên việc nghiên cứu không tập trung được nhiều ý kiến chuyên sâu.

– Phòng học không đủ rộng để bố trí cho GV dự ngồi 2 bên lớp học hoặc phía trước học sinh.

B. MỤC TIÊU:

– Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh khó khăn về học.

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập Hình Ảnh Cá Sấu Siêu Phàm với Hơn 999+ Mẫu Ảnh Chất Lượng 4K

– Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ.

– Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

– Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường. Tạo môi trường làm việc, dạy học, học tập dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH VÀ HỒ SƠ:

I. Thời gian, môn học và số bài học thực hiện:

– Đầu năm học, họp tổ chuyên môn dự kiến chọn môn học cần nghiên cứu, chọn thời gian, phân công giáo viên phụ trách chính như sau:

STT Thời gian Nội dung sinh hoạt Người thực hiện Nội dung

1

Tháng 9,1

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22

Hoạt động trải nghiệm – Đạo đức 5

…………….

– Tổ chức tiết dạy minh họa

– Thảo luận, góp ý

– Vận dụng thực tiễn

– Sơ kết, rút kinh nghiệm

2

Tháng 10,2

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22.

Tập làm văn-Tập đọc 4

…………….

– Tổ chức tiết dạy minh họa

– Thảo luận, góp ý

– Vận dụng thực tiễn

– Sơ kết, rút kinh nghiệm

3

Tháng 11,3

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22

Địa lí-Lịch sử 5

…………….

– Tổ chức tiết dạy minh họa

– Thảo luận, góp ý

– Vận dụng thực tiễn

– Sơ kết, rút kinh nghiệm

2

Tháng 12,4

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22.

Toán – Khoa học 4

…………….

– Tổ chức tiết dạy minh họa

– Thảo luận, góp ý

– Vận dụng thực tiễn

– Sơ kết, rút kinh nghiệm

– Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học như sau :

+ Phiên họp lần 1 của tháng thực hiện bước 1: Xây dựng bài học minh họa.

+ Phiên họp lần 2 của tháng thực hiện bước 2, bước 3: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ; Phân tích bài học.

+ GV vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày (Bước 4).

II. Cách thức tiến hành SHCM theo NCBH:

Bước 1. Xây dựng bài học minh họa

– Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa, giáo viên dạy minh họa; thời điểm, địa điểm, lớp học thực hiện và xây dựng kế hoạch bài học minh họa.

– Việc thảo luận xây dựng bài học minh họa tập trung một số nội dung sau :

Đọc thêm:  Hình ảnh Lauriel Liên Quân đẹp nhất

+ Xác định mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất nào cần đạt?

+ Sử dụng phương tiện dạy học thế nào thích hợp nhất ?

+ Cách giới thiệu bài học như thế nào tạo hứng thú cho HS?

+ Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?

+ Dự kiến tổ chức hình thức hoạt động dạy học , phương pháp nào nào đạt hiệu quả ?

+ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp ?

+ Đánh giá học sinh bằng hình thức nào ?

+ Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học, các tình huống dạy học xảy ra, dự kiến cách kết thúc bài học, vv…

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, trên cơ sở các ý kiến góp ý của tổ CM, GV hoàn thiện giáo án dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy.

Lưu ý: không tổ chức dạy trước bài minh họa.

Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

– Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

– GV dạy minh hoạ có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,… cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Người dự giờ quan sát biểu hiện qua nét mặt, thái độ hành vi tâm lí của HS, mối quan hệ tương tác giữa học sinh – giáo viên, học sinh – học sinh và ghi chép diễn biến hoạt động theo các yêu cầu về: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Trình bày kết quả và thảo luận; Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi cho mình:

+ Học sinh học được gì?

+ Học sinh có hứng thú không? Vì sao có? Vì sao không?

+ Học sinh có biểu hiện như thế nào?

+ Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho học sinh tham gia?

+ Có học sinh nào bị bỏ quên không?

+ Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?

+ Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?vv…

Bước 3. Phân tích bài học

– Tạo điều kiện cho GV dạy minh họa chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những điều tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy.

– Người dự sau khi quan sát việc học của HS, đưa ra minh chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.

Đọc thêm:  Cách khắc phục lỗi Starfield 0xc000001d trên PC Windows

– Mọi người lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không phê phán đồng nghiệp. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt CM theo NCBH.

– Lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm thảo luận.

– GV tập trung nội dung thảo luận và suy ngẫm:

+ Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập hay không?

+ Học sinh có tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập?

+ Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập hay không?

+ Học sinh có tự tin, mạnh dạn trình bày kết quả thảo luận hay không ?

+ Học sinh có tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau trong giờ học về những sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi?

+ Học sinh có hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/ giờ học hay không?

+ Học sinh có vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tế?

Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch bài học (giáo án/bài soạn) và tổ chức dạy học phù hợp.

III. Hồ sơ SHCM theo NCBH:

1. Kế hoạch Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của năm học 20…. – 20……

2. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn tham gia góp ý chọn bài dạy, xây dựng bài dạy và chọn GV dạy minh họa (Bước 1) tích hợp trong biên bản họp tổ chuyên môn lần 1 của tháng. Biên bản tổ chức dạy minh họa và dự giờ, thảo luận, rút kinh nghiệm (Bước 2, bước 3) được tích hợp trong họp tổ chuyên môn lần 2 của tháng. Giáo án dạy học, sổ dự giờ của GV (Bước 4).

3. Giáo án thiết kế tiết dạy minh họa.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Trên đây là kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học 20…. – 20….. của Tổ CM tổ 4+5, GV toàn tổ thực hiện nghiêm túc.

Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị giáo viên báo cáo để tổ chuyên môn kịp thời hỗ trợ, giải quyết./.

Hiệu trưởng

………………………..

Tổ trưởng chuyên môn

………………………..

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button