Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại trang 137 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 14 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại trang 137 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 14 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 thật tốt, để chuẩn bị chu đáo bài trước khi tới lớp. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Chuỗi ngọc lam, Hạt gạo làng ta của Tuần 14. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn nhé:

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 137, 138

Câu 1

Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.

– Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

– Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Trả lời:

  • Danh từ riêng: Nguyên.
  • Danh từ chung: chị gái, tiếng đàn, mùa xuân.
Đọc thêm:  Đánh Giá Trường THPT Hàm Thuận Nam – Bình Thuận Có Tốt Không?

Câu 2

Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.

Trả lời:

– Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Ví dụ : Võ Thị Sáu, Hà Nội…

– Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ví dụ : Pa-ri, Vich-to Huy-gô…

– Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Ví dụ: Lý Bạch, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược…

Câu 3

Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.

Trả lời:

Các đại từ xưng hô có trong đoạn văn ở bài tập 1: chị, em, tôi, chúng tôi.

Câu 4

Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

Trả lời:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

– Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.

Đọc thêm:  Bộ sưu tập hình ảnh béo phì hài hước độc đáo và chất lượng cao

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

– Một năm mới (cụm danh từ) bắt đầu.

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

– Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!

– Chị (đại từ gốc danh từ) sẽ là chị của em mãi mãi.

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

– Chị là chị gái của em nhé.

– Chị là chị gái của em mãi mãi.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button