Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trang 57 Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 24 – Tiếng Việt Lớp 4 tập 2

Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? giúp các em học sinh lớp 4 biết cách tìm câu kể Ai là gì trong đoạn văn, hiểu rõ các bộ phận cấu tạo nên câu kể Ai là gì để nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 57, 58.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Luyện từ và câu tuần 24 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 57

Câu 1

Đọc đoạn văn sau:

Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi.” Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

Câu 2

Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?

Đọc thêm:  Vsync là gì? Cách bật/ tắt Vsync khi chơi game và khi nào nên bật Vsync

Trả lời:

* Các câu dùng để giới thiệu:

  • Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
  • Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

* Câu dùng để nhận định: Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

Câu 3

Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?; bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?

Trả lời:

Câu Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Bộ phận trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? 1 Đây là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta. 2 Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công 3 Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

Câu 4

Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ”Ai làm gì?, Ai thế nào?” ở chỗ nào?

Trả lời:

Kiểu câu kể “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

  • Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
  • Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
  • Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.

Đọc thêm:  Uống sữa pha với lòng đỏ trứng gà có tốt?

Ghi nhớ Câu kể Ai là gì?

1. Câu kể Ai là gì? Gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (Cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì? (là ai? Là con gì?).

2. Câu kể Ai là gì? Được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 57, 58

Câu 1

Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:

a. Thì ra đó là một thứ máy trong cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

Theo Lê Nguyên long, Phạm Ngọc Toàn

b.

Lịch

Trả lời:

a) Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”

– Thì ra đó là… vào việc chế tạo.

Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).

– Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.

Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.

b)

– Lá là lịch của cây

– Cây lại là lịch đất

Đọc thêm:  [Review] Trung tâm Anh ngữ Trí Thành – Kiên Giang

– Trăng là lịch của bầu trời

– Mười ngón tay là lịch

– Lịch lại là trang sách

Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.

c) Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).

Câu 2

Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.

Trả lời:

Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button