Lịch sử lớp 4 Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) Giải bài tập Lịch sử 4 trang 59

Giải Lịch sử 4 Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài, bài tập trong SGK Lịch sử – Địa lí 4 trang 59, 60.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo để chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 24 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 60

Câu 1

Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?

Trả lời:

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. Đó là năm 1786.

Câu 2

Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Đọc thêm:  Ukraine kêu gọi biến Biển Đen thành ‘biển NATO’

Trả lời:

Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. Đó là năm 1786.

Trong khi đó, quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long, chẳng mấy chốc đã đến Nam Dư. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy. Quân Tây Sơn băng băng tiến về kinh thành Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh.

Trịnh Khải phất cờ lệnh thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc, quân Trịnh đại bại. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.

Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.

Câu 3

Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.

Trả lời:

Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.

Đọc thêm:  Lịch sử 8 Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Soạn Sử 8 trang 44 sách Chân trời sáng tạo

Lý thuyết bài Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)

1. Mục đích tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ – Thái độ của họ Trịnh

  • Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn. Vào năm 1786, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Thăng Long để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
  • Nghe được tin đó thì chúa trịnh và quân tướng rất lo sợ nhưng lại chủ quan, coi thường lực lượng nghĩa quân.

2. Diễn biến cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn

  • Trong lúc Nguyễn Huệ đang tiến quân như vũ bão thì quân Trịnh bỏ thuyền lên bờ chơi tản mát.
  • Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy.
  • Lúc Trịnh Khải phất cờ lệnh tấn công thù tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến.
  • Nhân cơ hội đó, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào, làm quân Trịnh đại bại.

3. Kết quả và ý nghĩa

  • Kết quả: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê (1786)
  • Ý nghĩa: Mở đầu cho việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button