Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX Soạn Lịch sử 8 trang 62

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 59, 60, 61, 62.

Qua đó giúp các em củng cố kiến thức về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 10 Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX cho học sinh của mình. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Lý thuyết Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX

I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia sẻ

Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.

Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

– Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.

– Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

– Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

– Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840 – 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 – 1864).

Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân (1898), do hai nhà nho yêu nước – Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy tân.

Đọc thêm:  Trổ tài làm bánh panna cotta socola ngọt ngào tặng người thương

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ờ miền Bắc Trung Quốc: phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.Liên quân tám nước đế quốc : Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.

III. Cách mạng Tân Hợi (1911)

Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 – 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 – 10 – 1911).

Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc. Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.

Ngày 29 – 12 – 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải – vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 – 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc

Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Đọc thêm:  7 cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà bạn nên biết

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 10

Câu hỏi trang 59

– Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc?

Trả lời:

– Trung Quốc là thị trường đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản.

– Trong khi đó nửa sau thế kỉ XIX chính quyền phong kiến Mãn Thanh mục nát, suy yếu.

Câu hỏi trang 60

– Dùng lược đồ (Hình 43, SGK, trang 60) trình bày đôi nét về diễn biến phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Trả lời:

– Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã mở rộng cuộc đấu tranh với Trực Lệ, Sơn Tây và cả Bắc Kinh.

– Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.

– Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt.

Câu hỏi trang 61

– Dựa theo lược đồ (Hình 45, SGK, trang 61) trình bày một vài nét chính về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

– Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.

– Phong trào cách mạng nhanh chóng đạt được thắng lợi và lan rộng.

– Cuối năm 1911, nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng, quân Cách mạng tiến tới Nam Kinh rồi Bắc Kinh.

– Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.

– Tháng 2 -1912, Viên Thế Khải lợi dụng phong trào cách mạng, gây sức ép buộc vua Thanh là Phổ Nghi phải thoái vị. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ, Tôn Trung Sơn cũng từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng coi như kết thúc.

Câu hỏi trang 62

– Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911).

Trả lời:

– Kết quả: Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc.

– Hạn chế: Cuộc cách mạng không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 10 trang 62

Bài 1

Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Gợi ý đáp án:

– Cuộc chiến tranh Trung – Anh nổ ra tháng 6-1840 (chiến tranh thuốc phiện) kết thúc với sự thất bại của Trung Quốc vào năm 1842, đã mở đầu cho quá trình xâm lược của các đế quốc tư bản đối với Trung Quốc, biến nước này từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Đọc thêm:  Top 9 phim hay và nổi tiếng nhất của Lưu Đức Hoa

– Sau khi Anh khuất phục Mãn Thanh, các đế quốc khác cũng lần lượt uy hiếp, buộc nhà Thanh phải kí các hiệp ước bất bình đẳng.

Bài 2

Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911.

Gợi ý đáp án:

Thời gian Phong trào đấu tranh Mục đích Địa điểm Lãnh tụ Kết quả 1840-1842 Kháng chiến chống Anh xâm lược Chống thực dân Anh Quảng Tây Lâm Tắc Tử (phong kiến) Thất bại 1851-1864 Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc Miền Nam Hồng Tú Toàn (nông dân) Thất bại 1898 Cải cách Duy Tân Cải cách chính trị Cả nước Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) Thất bại Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn Chống đế quốc, phong kiến Bắc Kinh Phong trào của nông dân Thất bại 1911 Cách mạng Tân Hợi Chống phong kiến Cả nước Tôn Trung Sơn Thành lập Nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc

Bài 3

Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.

Gợi ý đáp án:

* Tôn Trung Sơn:

– Tôn Trung Sơn (1866 – 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.

– Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.

– Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

* Học thuyết Tam dân:

– Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

– Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.

Bài 4

Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?

Gợi ý đáp án:

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại, vì:

– Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.

– Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.

– Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư sản còn yếu.

– Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button