KHTN Lớp 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 99
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 99, 100.
Giải KHTN 7 bài Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp các em nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể để học thật tốt Bài 21 Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.
Phần Mở đầu
Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?
Trả lời:
Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt thoát mồ hôi mang theo nhiệt ra ngoài cơ thể. Nhịp thở, nhịp tim tăng cao giúp cung cấp oxygen cho tế bào.
Vì cơ thể sinh vật có quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, từ đó giúp cơ thể có thể duy trì trạng thái ổn định giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.
I. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Đọc thông tin trong mục I, phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
Trả lời:
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
II. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Câu 1. Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các Hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
Trả lời:
Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
Ở cây khoai tây (Hình 21.1): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
Ở con gà (Hình 21.2): trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động và sinh sản.
Câu 2. Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
Trả lời:
Sau khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy các năng lượng chứa trong phân tử thức ăn, gọi là glucose và chuyển hóa thành glycogen, đây là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể.
Ngược lại khi chúng ta đói, cơ thể thiếu năng lượng, cơ thể phân giải glycogen thành đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Em có thể?
Giải thích được vì sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài, cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng, mồ hôi toát ra nhiều, nhanh khát và nhanh đói.
Trả lời:
Khi làm việc nặng hay vận động mạnh, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo năng lượng đồng thời nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình tạo năng lượng của tế bào cũng tăng lên. Do đó:
- Nhịp thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp khí oxygen và đào thải khí carbonic.
- Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.
- Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sinh nhiệt nên cơ thể nóng lên → Cơ thể toát nhiều mô hôi để giảm nhiệt giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể → Cơ thể mất nhiều nước nên nhanh khát.
- Cơ thể cần nhiều vật chất để làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng nên nhanh đói.