KHTN Lớp 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 166

Giải KHTN 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi trang 166, 167 sách Khoa học tự nhiên 6Chân trời sáng tạo.

Qua đó, còn giúp các em học sinh nêu được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 38 Chủ đề 9: Lực. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

  • Câu hỏi mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 38
  • Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 38
  • Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 38 phần Luyện tập
  • Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 38 phần Vận dụng
  • Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 38
  • Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Câu hỏi mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 38

Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt lăn lại gần phía nam châm. Tại sao lại như vậy?

Đọc thêm:  Cách làm mì quảng trộn thơm ngon đơn giản cho bữa sáng

Trả lời:

Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt lăn lại gần phía nam châm vì nam châm đã tác dụng lực hút lên viên bi, làm cho viên bi lăn về phía mình.

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 38

Câu 1

Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?

Trả lời:

Khi nâng tạ: vật gây ra lực là tay con người, vật chịu tác dụng của lực quả tạ.

Khi chuyền bóng: vật gây ra lực là chân cầu thủ, vật chịu tác dụng của lực là quả bóng

Các vật trên có tiếp xúc với nhau.

Câu 2

Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm. Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?

Trả lời:

Viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do có lực hút từ nam châm tác dụng lên viên bi.

Hình 38.2: vật gây ra lực là nam châm, vật chịu tác dụng của lực là viên bi sắt

Hình 37.2: vật gây ra lực là trái đất, vật chịu tác dụng của lực là quả táo

Các vật trên không tiếp xúc với nhau

Câu 3

Theo em có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2.

Trả lời:

Sự khác biệt về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2 đó là: có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.1a tiếp xúc với nhau, có lực tác dụng khi hai vật ở hình 38.2 không tiếp xúc với nhau.

Đọc thêm:  Homosalate có phải là một thành phần chống nắng an toàn cho da?

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 38 phần Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống.

Trả lời:

Ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống:

Tay ta dùng lực kéo để kéo dãn lò xo, tay ta và lò xo tiếp xúc với nhau.

Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.

Luyện tập 2

Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống.

Trả lời:

– Ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống là:

+ Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng

+ Lực hút của hai thanh nam châm.

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 38 phần Vận dụng

Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc?

Trả lời:

– Hình ảnh xuất hiện lực tiếp xúc là: a, d. Trong đó:

  • Đẩy piston để ép quả: Piston gây ra lực có sự tiếp xúc với quả chịu tác dụng của lực.
  • Nâng cốc nước lên khỏi bàn: Tay người gây ra lực có sự tiếp xúc với cốc nước chịu tác dụng của lực.

– Hình ảnh xuất hiện lực không tiếp xúc là: b, c. Trong đó:

  • Đưa thanh nam châm lại gần viên bi sắt: Nam châm gây ra lực không có sự tiếp xúc với viên bi sắt chịu tác dụng của lực.
  • Hút nhau của hai nam châm: Nam châm này gây ra lực không có sự tiếp xúc với nam châm kia chịu tác dụng của lực.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 38

Bài 1

Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Đáp án:

Ví dụ:

  • Lực tiếp xúc: Lực khi tay bưng bê đồ vật, lực khi chân đá vào quả bóng.
  • Lực không tiếp xúc: Lực nam châm hút các vật sắt, lực trái đất hút quả bị rụng.
Đọc thêm:  Các loại thực phẩm giàu collagen dễ kiếm trong bếp

Bài 2

Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Đáp án: B

Bài 3

Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.

B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng,

C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.

Đáp án: C

Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1. Lực tiếp xúc

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

  • Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.
  • Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.
  • Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.

2. Lực không tiếp xúc

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

  • Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.
  • Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau
  • .Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button