Khoa học lớp 4 Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 48

Giải bài tập Khoa học 4 Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên giúp các em học sinh lớp 4 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng,biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 trang 48. 49.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Khoa học lớp 4 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên của chủ đề Vật chất và năng lượng. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Giải bài tập SGK Khoa học 4 trang 48, 49

Quan sát và trả lời

Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

Khoa học lớp 4 Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Giải bài tập Khoa học lớp 4 trang 48

Trả lời:

* Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển.

  • Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng.
  • Các đám mây đen và mây trắng.
  • Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển.
  • Các mũi tên.

* Bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước.

Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 12: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh Dàn ý & 16 bài văn phân tích sóng khổ 1, 2

Vẽ

Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên một cách đơn giản theo trí tưởng tượng của bạn (sử dụng mũi tên và ghi chú).

Trả lời:

Vẽ

Lý thuyết Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng. Chúng càng bay lên cao và càng lạnh nên các hạt nước tạo thành những hạt lớn hơn mà chúng ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao, hồ, sông, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button