Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì càng tốt?

Chỉ số SPF có ý nghĩa gì?

Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì càng tốt?

Trong ánh sáng mặt trời có 2 loại tia UV cực gây hại cho da là tia UVA và UVB.

– UVB là thủ phạm gây cháy nắng, kích ứng da và ung thư da.

– UVA không gây bỏng rát trên da nhưng có khả năng đi sâu vào lớp thân bì, có thể phóng ra các gốc tự do và biến đổi tế bào, gây lão hóa da, kích ứng da, rối loạn sắc tố trên da (nám, đốm nâu…) và cả ung thư da.

Dùng kem chống nắng bạn cần quan tâm đến 2 chỉ số là SPF và PA.

– SPF (Sun Protection Fator): Chỉ số chống lại tia UVB.

+ SPF càng cao thì hoạt động chống nắng càng lâu.

+ SPF còn thể hiện phần trăm tia UVB trong ánh nắng được lọc bớt và ngăn chặn tác động lên da.

SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100.

– PA (Protection Grade of UVA): Chỉ số biểu thị mức chống lại tia UVA, thường đi kèm với dấu “+” phía sau để thể hiện mức độ chống nắng. Mức thấp nhất là 1+ và cao nhất là 4+.

Hiệu quả chống nắng của kem chống nắng căn cứ theo chỉ số SPF

1 SPF tương đương với 10 phút bảo vệ da dưới nắng

Đọc thêm:  Bối cảnh của lễ Giáng Sinh

Như vậy, với kem chống nắng có SPF 15 giúp bảo vệ da bạn khoảng 150 phút, SPF 50 tương đương với 500 phút bảo vệ. Chỉ số SPF càng cao, thời gian kem chống nắng lưu giữ và bảo vệ trên da càng lâu.

SPF30 - SPF50 khả năng lọc UVB đã gần như tối đa

Về khả năng lọc bớt UVB

– SPF2 lọc được khoảng 50% UVB.

– SPF15 lọc được khoảng 93% UVB.

– SPF30 lọc được khoảng 97% UVB.

– SPF50 lọc được khoảng 98% UVB.

– SPF70 lọc được khoảng 98.6% UVB.

– SPF90 lọc được khoảng 98.9% UVB.

Quan trọng, dù SPF có cao bao nhiêu thì cũng không lọc được hoàn toàn UVB, chỉ sấp xỉ 99%. Từ SPF30 – SPF50 khả năng lọc UVB của kem chống nắng đã gần như tối đa, việc tăng thêm chỉ số này không mang lại hiệu quả cao.

Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao có càng tốt cho da?

Nhận định 1: Chỉ số SPF càng cao chỉ mang ý nghĩa kéo dài thời gian bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời, không tăng hiệu quả lọc UVB, da bạn vẫn bị ảnh hưởng xấu từ UVB, chưa kể tác hại từ UVA. Chỉ số SPF trên 50 là có phần dư thừa.

Nhận định 2: SPF càng cao tức thời gian tác động và lưu giữ của kem chống nắng trên da càng lâu, lỗ chân lông trên da sẽ bị “đóng cửa” lâu hơn, da “thở” kém và dễ bị mụn, kích ứng…

Đọc thêm:  Top 5 Laptop Lenovo giá rẻ dành riêng cho bạn

Nhận định 3: Kem chống nắng tập trung vào SPF sẽ giảm bớt “sự quan tâm” tới PA (chống tia UVA), trong khi UVA luôn tồn tại dù không có nắng mà chỉ cần có ánh sáng mặt trời, và cũng không ngừng tác động trên da. Một kem chống nắng có SPF cao chưa chắc đã tốt bằng kem chống nắng có mức SPF và PA cân đối ở mức an toàn cho da.

SPF ở mức 15 - 30 là đủ cho da

Kết luận, kem chống nắng có SPF ở mức 15 – 30 là đủ cho da (SPF 50 chỉ cần thiết trong vài trường hợp như cho vùng da trị nám, khi hoạt động thời gian dài dưới nắng…), kết hợp với chỉ số PA 3 – 4 “+” (PA+++ và PA++++) sẽ tạo màng bảo vệ tốt nhất cho da dưới ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu kem chống nắng chỉ hỗ trợ, không bảo vệ da bạn hoàn toàn khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời. Vậy nên việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, dùng các biện pháp tránh nắng kết hợp luôn là cần thiết. Đồng thời, nhớ thoa kem chống nắng đúng cách.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu hơn về chỉ số SPF trên kem chống nắng và hiệu quả của nó để có cách chọn mua và sử dụng hợp lý nhất. Hãy dùng sản phẩm cách thông minh nhất để bảo vệ da mùa nắng nóng này nhé!

Xem thêm: Vì sao cần thoa kem chống nắng cả khi trời không nắng?

Đọc thêm:  Acro yoga là gì? Những lợi ích mà acro yoga mang lại

Trang tham khảo thông tin: thanhnien.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button