Hướng dẫn cách bấm máy tính giải phương trình
Việc được sử dụng máy tính để tính những phương trình, hàm số hay tổ hợp chỉnh hợp đã là đều hết sức bình thường đối với học sinh trung học. Bên cạnh đó cũng sẽ có những bạn hoàn toàn chưa rõ về cách bấm máy tính giải phương trình. Vậy nên hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu qua bài viết sau để có thể cải thiện khả năng của mình nhé!
Phương trình là gì?
Trong toán học, phương trình là một phát biểu khẳng định sự bằng nhau giữa hai biểu thức có chứa biến. Phương trình trong các ngôn ngữ khác nhau có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau; ví dụ, trong tiếng Pháp, một équation được định nghĩa là chứa một hoặc nhiều biến, còn trong tiếng Anh bất kỳ đẳng thức nào đều là một equation.
Giải một phương trình chứa biến là việc xác định giá trị của các biến làm cho đẳng thức trở nên đúng. Biến còn được gọi là ẩn số, và các giá trị của ẩn số thỏa mãn được gọi là nghiệm của phương trình. Có hai loại phương trình: đồng nhất thức và phương trình có điều kiện. Một đồng nhất thức đúng với tất cả các giá trị của biến. Phương trình có điều kiện chỉ đúng với các giá trị nhất định của các biến số, hoặc không đúng với giá trị nào.
Công thức của phương trình
Phương trình bậc nhất:
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Phương trình bậc 2:
Phương trình bậc hai một ẩn (hay gọi tắt là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng:
ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0)
Trong đó a, b, c là các số thực cho trước, x là ẩn số.
Cách bấm máy tính giải phương trình
Đối với phương trình bậc nhất
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a, b là những hằng số; a ≠ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn số, b gọi là hạng tử tự do. Đối với phương trình này chỉ cần tính x = – b / a là xong.
Đối với phương trình bậc 2
Phương trình bậc 2 có dạng: ax2+ bx + c = 0; trong đó x là ẩn số; a, b, c là các hệ số đã cho; a ≠ 0.
Cách bấm máy tính: Đầu tiên ấn vào mode, sau đó chọn (5 – EQN), tiếp theo chọn phím (3) sẽ ra phương trình bậc 2 một ẩn. Tiếp đến nhập các hằng số a = ?, b = ?, c = ?. Hết các bước trên, máy tính sẽ hiện ra các nghiệm của bài toán.
Cách giải tay: Đầu tiên tính Δ = b2 – 4ac. Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm; Nếu Δ = 0 phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = -b/2a; Nếu Δ > 0 thì phương trình có 2 nghiệm như sau: x1 = (-b + √Δ)/2a và x2 = (-b – √Δ)/2a.
Phương trình bậc 3 một ẩn
Phương trình bậc 3 có dạng: ax3 + bx2 + cx + d =0 ( trong đó x là ẩn; a, b, c, d là các hệ số; a ≠ 0 )
Đầu tiên ấn vào mode, sau đó chọn (5 – EQN), tiếp theo chọn phím (4) sẽ ra phương trình bậc 3 một ẩn. Tiếp đến nhập các hằng số a = ?, b = ?, c = ?, d = ? Hết các bước trên, máy tính sẽ hiện ra các nghiệm của bài toán.
Phương trình trùng phương bậc 4
Phương trình trùng phương có dạng tổng quát: ax4 + bx2 + c = 0. Trong đó x là ẩn; a, b, c là các hệ số; (a ≠ 0)
Ví dụ: giải phương trình sau: 4×4 – 109×2 + 225 = 0
Ấn 4 ALPHA X4 – 109 ALPHA X2 + 225 ALPHA = 0; Sau đó ấn tiếp SHIFT SOLVE và Máy sẽ hỏi X? ( yêu cầu nhập giá trị ban đầu để dò nghiệm ). Sau đó ấn 1 = SHIFT SOLVE và đợi máy tính toán giây lát.
Kết quả: x1= ; x2 = ; x3 = 5; x4 = – 5.
Ta có thể cho giá trị ban đầu lớn hơn hoặc nhỏ hơn nghiệm vừa tìm được để dò nghiệm ( các phương trình khác nếu cho giá trị ban đầu là số lớn thì máy tính sẽ lâu hơn hoặc sẽ báo ngoài khả năng tính toán ).
Phương trình dạng đặc biệt khác
(x+a).(x+b).(x+c).(x+d) = m; với (a + d = b +c)
Ví dụ: Giải phương trình (x +1).(x+3).(x+5).(x+7) = -15
Ấn (ALPHA X + 1).(ALPHA X + 3).(ALPHA X+ 5).(ALPHA X +7) = -15. Sau đó ấn tiếp SHIFT SOLVE và Máy hỏi X? ( Máy yêu cầu nhập giá trị ban đầu để dò nghiệm ). Ấn 1 = SHIFT SOLVE đợi Máy tính giây lát để ra nghiệm.
Bài tập áp dụng cách bấm máy tính giải phương trình
Bài tập 1: Tìm x, biết 2x+6=10.
Hướng dẫn bấm máy:
+ Bạn nhập phương trình 2x+6=10 vào máy tính (Dấu = được biểu diễn bởi “ALPHA” “=”)
+ Bấm SHIFT + SOLVE và dấu = và kết quả trả về bằng 2.
Bài tập 2: Tìm nghiệm của phương trình bậc 4: x⁴+7x³-29x²+7x-30=0.
Hướng dẫn bấm máy:
+ Nhập phương trình > Bấm SHIFT + SOLVE > Bấm dấu = và thu được nghiệm đầu tiên là 3.
+ Nhập phương trình (x⁴+7x³-29x²+7x-30)÷(x-3)=0 > Bấm SHIFT + SOLVE > Nhấn dấu = và thu được nghiệm thứ 2 là 10.
Trong (x-3) thì 3 chính là nghiệm thứ nhất tìm được ở Bước 1.
+ Nhập phương trình (x⁴+7x³-29x²+7x-30)÷(x-3)÷(x-10)=0 > Bấm SHIFT + SOLVE > Nhấn dấu = và màn hình hiển thị Can’t Solve. Điều này có nghĩa phương trình có hai nghiệm X1=3, X2=10.
Trong (x-3) thì 3 chính là nghiệm thứ nhất tìm được ở Bước 1.
Trong (x-10) thì 10 chính là nghiệm thứ nhất tìm được ở Bước 2.
Xem thêm:
Cách bấm máy tính chỉnh hợp
Cách bấm máy tính đạo hàm
Cách bấm máy tính giải hệ phương trình