Giáo án Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024
Giáo án Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới bài soạn mẫu Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học 4 năm 2023 – 2024 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 môn Khoa học của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo giáo án Toán, Mĩ thuật, Đạo đức. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Khoa học lớp 4 trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
- Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
- Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 3 SGK.
- Có thể chuẩn bị khay nước, khay đá như hình 2; các tranh ảnh liên quan đến chủ đề; với hình 7 GV có thể chuẩn bị trước trên giấy A3 để HS hoàn thiện.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
Đối với học sinh: Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.
b. Cách thức thực hiện:
– GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó đã khô, từ đó GV đặt câu hỏi: Vậy nước ở bảng đã đi đâu?
– GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.
– GV nhận xét, tuyên dương.
– GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 2 – Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự chuyển thể của nước
a. Mục tiêu:
– HS có khái niệm ban đầu về ba thể (rắn, lỏng, khí) và cách diễn tả các hiện tượng tương ứng với sự chuyển thể của nước.
– HS được hoạt động để phát hiện được các thể và hiện tượng chuyển thể của nước (bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy) qua các thí nghiệm và được khắc sâu kiến thức này ở một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
b. Cách thức thực hiện:
– GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu tất cả HS đọc các thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể.
* HĐ 1.1:
– GV yêu cầu nhóm HS quan sát và ghi chép hiện tượng đã xảy ra với nước trong khay ở hình 2 (GV chuẩn bị khay nước, khay đá cho HS quan sát).
* HĐ 1.2:
– GV tiến hành thí nghiệm trong SGK trang 10.
– GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm:
+ Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào?
+ Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.
– GV cho 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
– GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác.
* HĐ 1.3:
– GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 4, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK vào bảng nhóm:
+ Từ còn thiếu ở hình 4b là gì?
+ Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?
– GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau.
– GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
Sự chuyển thể của nước
Hiện tượng
Thể rắn → thể lỏng
Nóng chảy
Thể lỏng → thể rắn
Đông đặc
Thể lỏng → thể khí
Bay hơi
Thể khí → thể lỏng
Ngưng tụ
– GV yêu cầu HS làm hoạt động trả lời câu hỏi SGK trang 11 để củng cố kiến thức:
Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.
– GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
a. Mục tiêu: HS nắm vững sự chuyển thể của nước, trên cơ sở đó HS hoàn thành được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
b. Cách thức thực hiện:
– GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 nhóm, thực hiện HĐ 2.1.
* HĐ 2.1:
– GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát và đọc thông tin trong hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết:
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
+ Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không?
+ Vì sao “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta?
– GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
* HĐ 2.2:
– GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7, thảo luận và trả lời câu hỏi; vẽ sơ đồ theo các gợi ý:
+ Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?
+ Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7?
– GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ.
– GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau.
– GV chữa bài của các nhóm, nhận xét và khen thưởng nhóm đạt giải cao.
– GV yêu cầu HS làm hoạt động trả lời câu hỏi SGK trang 12 để củng cố kiến thức: Hãy nói về “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” sau khi hoàn thành sơ đồ (hình 7).
– GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động luyện tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
b. Cách thức thực hiện:
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào?
A. Rắn B. Lỏng
C. Khí D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là
A. Nóng chảy B. Đông đặc
C. Ngưng tụ D. Bay hơi
Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào?
A. Rắn B. Lỏng
C. A hoặc B D. Không chuyển thể
Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?
A. Sự hình thành của mây
B. Băng tan
C. Sương muối
D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo
– GV nhận xét, tuyên dương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
b. Cách thức thực hiện:
– GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời:
Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích.
– GV gọi 1 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
– GV chốt đáp án.
* CỦNG CỐ
– GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung “Em đã học“:
+ Sự chuyển thể của nước.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
– GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
– Ôn tập kiến thức đã học.
– Hoàn thành câu hỏi trong mục “Em có thể“.
– Đọc và chuẩn bị trước bài sau – Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước.
– HS quan sát hiện tượng.
– HS trả lời: Nước ban đầu có trên bảng ở thể lỏng, sau đó để chuyển sang thể khí (hơi) và bay vào không khí, vì vậy bảng đã khô.
– HS theo dõi, ghi bài mới.
– HS đọc thông tin SGK trang 9, 10.
* HĐ 1.1:
– Hiện tượng xảy ra với nước ở trong khay:
+ Hình a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.
+ Hình b: Các viên nước đá từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
* HĐ 1.2:
– HS quan sát GV làm thí nghiệm.
– HS thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào bảng nhóm:
+ Nước có thể tồn tại ở ba thể là rắn, lỏng, khí.
+ Sự chuyển thể của nước xảy ra trong mỗi hình là:
· Hình 3a: Nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí (hơi).
· Hình 3b: Nước từ thể khí chuyển sang thể lỏng.
– HS quan sát hình, thảo luận và viết câu trả lời vào bảng nhóm:
+ Từ còn thiếu ở hình 4 là thể lỏng.
+ Hiện tượng:
(1): nóng chảy; (2): bay hơi
(3) ngưng tụ; (4): đông đặc
– Các nhóm quan sát, nhận xét.
– HS lắng nghe GV chốt kiến thức, ghi chép vào vở.
– HS trả lời:
+ Hình 5a: Thể rắn sang thể lỏng
+ Hình 5b: Thể lỏng sang thể rắn
+ Hình 5c: Thể khí sang thể lỏng
+ Hình 5d: Thể lỏng sang thể khí.
– HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
HĐ 2.1:
– HS quan sát hình 6, thảo luận và xung phong trình bày kết quả:
+ Mây được hình thành do nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,… nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen.
+ Nước mưa được tạo ra từ đám mây đen do các hạt nước lớn trong đám mây đen rơi xuống.
+ Có hai sự chuyển thể của nước diễn ra trong tự nhiên là: thể lỏng thành thể khí (hơi) và thể khí thành thể lỏng. Sự chuyển thể đó được lặp đi lặp lại.
+ “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” quan trọng đối với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi; nước ở mặt đất, sông, hồ, biển,… sau một chu trình lại trở về và chúng ta lại có nước cho sinh hoạt, sản xuất…
HĐ 2.2:
– HS hoàn thiện sơ đồ:
– Các nhóm quan sát sơ đồ nhóm bạn, nhận xét và chữa bài.
– HS trả lời: Nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,… nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển…
– HS tham gia trò chơi.
– Đáp án:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
A
B
D
– HS trả lời: Mục đích sấy tóc để tóc khô vì dưới tác động từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi.
– HS theo dõi, nhận xét.
– HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
– HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
– HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV