Giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu. Nó gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) thường xuyên về ban đêm.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chân. Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều trong ngày. Nếu không được điều trị, có thể xảy ra các vết loét sắc tố, sưng tấy và loét chi dưới. Vì vậy việc tham khảo thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị hợp lí.

Giãn tĩnh mạch chân là gì ?

Giãn tĩnh mạch chân (suy giảm tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Do đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Khi bị giãn tĩnh mạch chân, chúng ta sẽ thấy rất rõ hiện tưởng mạchnổi rõ trên bề mặt da, giãn lớn, phình to và quan sát được. Lúc chạm vào chỗ tĩnh mạch bị sưng có cảm giác đau nhức.

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập 999+ Hình Nền Cảnh Đẹp Độc Đáo – Đầy đủ độ phân giải 4K

Giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Vào thời điểm hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm một tỉ lệ lớn trên tổng số người dân, trong đó chiếm 70% là nữ. Đây là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, một khi đã xảy ra thì rất khó tự khỏi. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

– Lối sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, tạo áp lực lớn trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương các van tĩnh mạch, giảm khả năng ngăn chặn máu lưu thông .

Phụ nữ mang thai: Việc mang thai trong một thời gian dài, ít hoạt động khiến đôi chân phải chịu sức nặng lớn, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch chân

– Tuổi tác: Ở người già, khi tuổi càng cao càng kéo theo các bệnh do cơ thể đã suy yếu, trong đó có suy giãn tĩnh mạch chân

Người bị béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin cũng dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân

– Người bị giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Khiếm khuyết van do bẩm sinh.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân

Giai đoạn ban đầu

– Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức bắp chân, cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn, mu bàn chân có chút phù khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều

Đọc thêm:  Cách thay đổi ngôn ngữ trên Netflix

– Thông thường các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch sẽ rõ rệt hơn vào buổi tối, nên bạn sẽ thấy dấu hiệu hay bị chuột rút vào ban đêm.

– Chân bắt đầu xuất hiện những mạch gân li ti nổi nhỏ khiến người bệnh thường khó nhận biết đó là triệu chứng giãn tĩnh mạch chân.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân

Giai đoạn biến chứng

Đây là giai đoạn các dấu hiệu đã rõ rệt khiến người bệnh cảm giác khó chịu nhiều hơn so với ban đầu. Những cơn đau nhức, nặng mỏi, tê cứng vùng chân theo thời gian ngày càng nặng hơn tạo ra các biến chứng

Đau khi đi lại nhiều, chân bị sưng, phù ở cẳng và mu bàn chân

– Cảm giác đau buốt dai dẳng và luôn bị chuột rút về đêm.

Tĩnh mạch giãn to, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ, chạm vào chỗ tĩnh mạch giãn có cảm giác đau nhức.

– Nhiều tĩnh mạch giãn lớn quá mức gây vỡ khiến chảy máu, tụ mảng bầm lớn ở chân

– Viêm tắc tĩnh mạch sâu, có thể gây tắc các động mạch chính.

Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

Giai đoạn biến chứng

Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không thể chữa dứt điểm tận gốc rễ, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh. Do đó tùy vào trường hợp của bạn nặng hay nhẹ, hãy đến bác sĩ thăm khám để được đưa ra chuẩn đoán và cách điều trị thích hợp cho bệnh của bạn.

Đọc thêm:  Đáp án chính thức đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sử năm 2021

– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.

– Tập thể dục thường xuyên

– Khi đi các phương tiện xe cộ trong quãng đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.

– Mang tất dài hỗ trợ chuyên dụng: tất dành cho người bị giãn tĩnh mạch

– Giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.

– Đến bác sĩ để thăm khám khi phát hiện các triệu chứng trên.

– Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.

– Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.

Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân

Bệnh giãn tĩnh mạch chân nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ cho bạn kết quả tốt hơn. Người bệnh không nên để đến khi bệnh trở nặng, xuất hiện các biến chứng mới đi khám. Khi có bất kì triệu chứng nào, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm nhằm tránh những biến chứng của bệnh xảy ra nhé.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button