Địa lí 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á Soạn Địa 7 trang 111 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của Bài 5: Thiên nhiên châu Á – Chương 2: Châu Á.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 5 chương 2 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn nhé:

Trả lời câu hỏi nội dung Bài 5 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á

Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài, em hãy:

  • Trình bày đặc điểm vị trí địa lí châu Á.
  • Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Á.

Hình 5.1

Đáp án:

– Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:

+ Trên đất liền lãnh thổ kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài tới vĩ tuyến 10⁰N

+ Tiếp giáp:

  • Phía tây giáp châu Âu;
  • Phía tây nam giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê;
  • Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
  • Phía đông giáp Thái Bình Dương;
  • Phía nam giáo Ấn Độ Dương.

– Đặc điểm hình dạng, kích thước châu Á:

  • Hình dạng: dạng hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển…
  • Kích thước: rộng lớn nhất thế giới với diện tích đất liền là 41,5 triệu km2, tính cả các đảo thì diện tích khoảng 44 triệu km2.
Đọc thêm:  Hướng dẫn phân vùng ổ đĩa cứng di động trong Windows 10

2. Đặc điểm tự nhiên châu Á

Câu 1: Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài em hãy:

  • Kể tên và xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
  • Xác định khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á.
  • Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Đáp án:

Câu 2: Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy:

  • Kể tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Á.
  • Cho biết khí hậu châu Á phân bố như thế nào? Kiểu khí hậu nào là phổ biến nhất?

Đáp án:

– Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới. Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa.

– Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

Câu 3: Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài em hãy.

  • Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Á
  • Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á.
  • Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Đáp án:

Quan sát hình 5.1 và đọc thông tin trong mục c (Sông ngòi và hồ).

– Một số sông và hồ lớn ở châu Á:

  • Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,…
  • Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,…

– Đặc điểm sông ngòi châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

  • Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
  • Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.
Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh – Đà Nẵng

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…

+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.

– Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:

  • Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;
  • Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 5 trang 116

Luyện tập

Cho bảng số liệu sau:

Bảng số liệu

a) Xác định vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon) trên hình 5.2.

b) Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa ở hai trạm khí tượng.

Đáp án:

a) Vị trí của hai trạm khí tượng E Ri-at (Riyagh) và Y-an-gun (Yangon)

  • Trạm khí tượng E Ri-at nằm ở khu vực Tây Á, thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô.
  • Trạm khí tượng Y-an-gun nằm ở khu vực Đông Nam á, thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

b) Nhận xét đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa hai trạm khí tượng

– Trạm khí tượng E Ri-at:

Nhiệt độ:

  • Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 33,50C (tháng 7, 8).
  • Nhiệt độ tháng thấp nhất 14,20C (tháng 1).

=> Biên độ nhiệt năm lớn (19,30C).

Lượng mưa:

  • Tổng lượng mưa trong năm rất thấp, chỉ đạt 97 mm.
  • Các tháng có mưa: tháng 11 – 5 (nhưng không tháng nào lượng mưa vượt quá 20 mm).
  • Các tháng gần như không có mưa: tháng 6 – 10.

– Trạm khí tượng Y-an-gun:

Đọc thêm:  [Review] Công ty tư vấn du học CN – Du học Mỹ – Đà Nẵng

Nhiệt độ:

  • Nhiệt độ tháng cao nhất đạt 30,4oC (tháng 4).
  • Nhiệt độ tháng thấp nhất 25,1oC (tháng 1).

=> Biên độ nhiệt năm nhỏ (5,3oC).

Lượng mưa:

  • Tổng lượng mưa trong năm rất lớn, đạt 3039 mm.
  • Các tháng mưa nhiều: tháng 4 -9.
  • Các tháng mưa ít: tháng 10 – 3.

=> Sự phân chia thành 2 mùa mưa và khô rất rõ rệt.

Vận dụng

Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả về đặc điểm một đồng bằng hoặc một cao nguyên ở châu Á.

Nhiệm vụ 2 : Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên ở châu Á.

Trả lời:

Nhiệm vụ 1: Cao nguyên Tây Tạnglà cao nguyên cao nhất thế giới với độ cao trung bình 4 200 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.

Nhiệm vụ 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về sông I-ê-nit-xây:

Sông I-ê-nit-xây có diện tích lưu vực 2 580 000km2 với chiều dài 4 102km, là con sông chảy ở khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan.

I-ê-nit-xây chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắn dòng nước lại, tràn lênh láng ra hai bờ gây lụt lớn; có năm nước sông tràn ra mỗi bên bờ tới 150 km, sang mùa hạ nước rút, mùa thu nước cạn,…

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button