Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Bình Định Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Bình Định, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng ngày 5/6, các thí sinh Bình Định thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút.
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều ngày 5/6 các thí sinh thi tiếp môn Toán, sáng ngày 6/6 thi nốt môn Tiếng Anh. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2023 – 2024
Phần I.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta.
Câu 3. Tác dụng của phép điệp ngữ “Một chút”: giúp nhấn mạnh rằng ngay cả những điều nhỏ bé cũng có giá trị và ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống.
Câu 4. Các em tự trình bày theo ý hiểu của bản thân. (Có thể lấy dẫn chứng từ phần đọc hiểu.)
Gợi ý:
– Cảm nhận niềm vui từ những điều đơn giản.
– Những điều nhỏ bé làm giảm căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống.
Phần II.
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương, bài thơ Nói với con và dẫn dắt vào đoạn thơ.
b. Thân bài:
* Lời ca ngợi về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”
– Người đồng mình tuy sống trong vất vả nhưng mạnh mẽ, kiên cường bền bỉ, luôn gắn bó với quê hương dù có phải cực nhọc, nghèo đói:
- “Người đồng mình”: tiếng gọi thân thương, gần gũi chỉ những người sống cùng một vùng, rộng hơn là người trong một dân tộc, một đất nước.
- “Cao” và “xa” gợi ra những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua.
- “Sống như sông, suối” nghĩa là sống thủy chung với quê hương, biết chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn bằng chính niềm tin, thực lực của mình.
– Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí và niềm tin, nhỏ bé về con người nhưng không nhỏ bé về tâm hồn và ước muốn xây dựng quê hương đất nước.
- Hình ảnh “Thô sơ da thịt” ẩn dụ cho phẩm chất mộc mạc, giản dị và chất phác thật thà của người đồng mình nhưng cốt cách không hề “nhỏ bé”.
- “Đục đá kê cao quê hương” là ý chí xây dựng quê hương của người đồng mình.
* Mong ước của người cha qua lời tâm tình với con
- Tiếng gọi “con ơi” tha thiết, tâm tình, nhắn nhủ với con điều lớn lao nhất đó là lòng tự hào dân tộc và niềm tự tin bước vào đời.
- “Nghe con” lời nhắn chứa chan tình yêu thương, nồi niềm và sự kỳ vọng của cha đối với con.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến: lời gọi cảm thán “người đồng mình yêu lắm con ơi”
- Hình ảnh mộc mạc, gần gũi giàu chất thơ, vừa cụ thể lại vừa khái quát
* Trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.
Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương đã khéo léo gợi nhắc mỗi người người đọc nhất là thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của đất nước, nhớ về cội nguồn, quê hương của mình, mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy, mỗi chúng ta – thế hệ trẻ cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định năm 2023 – 2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBÌNH ĐỊNHĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPTNĂM HỌC 2023 – 2024Môn thi: Ngữ vănNgày thi: 5/6/2023Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có nên xem thường những điều nhỏ bé trong cuộc sống? Nó chỉ là một chút không đáng quan tâm?
Không đâu bạn?
Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn.
Một chút những bước chân có thể đạt đến hàng dặm.
Một chút hành động của tình yêu thương và lòng tử tế cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.
Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.
Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.
Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm tối không còn tối nữa.
Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều năm sau.
Một chút giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.
Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.
Và một chút những điều nhỏ bé ấy, kì diệu thay có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta.
(Một chút trong cuộc sống, Hồng Hạnh dịch, Theo Cửa sổ tâm hồn, nhiều tác giả, NXB Trẻ 2013, tr.142-143)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta điều gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Một chút” được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về giá trị của những điều nhỏ bé kì diệu trong cuộc sống.
Phần II (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của “người đồng mình” trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọcNgười đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con……Con ơi tuy thô sơ da thịtLên đườngKhông bao giờ nhỏ bé đượcNghe con.
(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.72-73)
Qua những lời người cha nói với con, em hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.