Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Hóa học 8

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 8 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị thi giữa học kì 2.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa 8 bao gồm giới hạn lý thuyết kèm theo một số dạng câu hỏi và đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8 sắp tới. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Hóa học 8 các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Văn 8, đề thi giữa kì 2 Toán 8.

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa 8

– Tính chất vật lí H2, O2?

Khí oxi

Khí hidro

Tính chất vật lí

Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

Là chất khí, không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các.

Tính chất hóa học

+ Tác dụng với phi kim: S, P, C

+ Tác dụng với kim loại: Zn, Mg, Al, Fe, Cu . . . .

+ Tác dụng với hợp chất: CH4 . . .

+ Tác dụng với khí hidro → nước

+ Tcá dụng với một số oxit kim loại( tính khử)

Điều chế

Nhiệt phân các chất giàu oxi và dễ phân hủy bỡi nhiệt độ: KClO3, KMnO4,KNO3 . . . . .

Cho kim loại (Zn, Mg, Al, Fe) tác dụng với axit HCl, H2SO4

Ứng dụng

– Một số khái niệm: phản ứng thế, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Khái niệm và phân loại và gọi tên các oxit.

II. Bài tập ôn thi giữa học kì 2 Hóa học 8

A. Trắc nghiệm

Trắc nghiệm

Câu 1: Khi thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí, người ta phải để bình thu:

A. úp xuống B. ngửa lên C. nằm ngang D. theo hướng tuỳ ý.

Câu 2 : Công thức hoá học của oxit tạo bởi S (VI) và O là

A. SO3 . B. SO2. C. (SO2)3. D. (SO3)2.

Câu 3: Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 5,4 g Al là

A. 3,6 lít. B. 3 lít C. 3,36 lít. D. 33,6 lít.

Câu 4 : Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy,người ta thường dùng cách nào sau đây? (1) Trùm vải dày, (2) phủ cát lên ngọn lửa, (3) dùng nước?

A. Dùng cách 1 hoặc cách 2. B. Chỉ dùng cách 1 . C. Chỉ dùng cách 2. D. Dùng cả 3 cách.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách giặt vali hiệu quả, nhanh chóng tại nhà

Câu 5 : Dãy công thức hoá học nào sau đây đều là oxít?

A. N2O, SO2, NaOH. B. FeS, N2O, NaOHC. Fe2O3, N2O5, SO2. D. NaCl, Fe2O3, CO2.

Câu 6 : Khí O2 nặng gấp mấy lần khí hiđrô?

A. 4 lầnB. 8 lần C. 16 lầnD. 32 lần.

Câu 7: Mệnh đề nào Không nói về ứng dụng của Hidro?

A. Nạp vào khinh khí cầu B. Sản xuất phân đạmC. Sản xuất nhiên liệu D. Cung cấp cho bệnh nhân khó thở.

Câu 9: Khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí, người ta phải để bình thu:

A. úp xuống B. ngửa lên C. nằm ngang D. theo hướng tuỳ ý.

Câu 10: Chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là

A. Fe3O4B. KClO3 C. Na2O D. không khí.

Câu 11 : Cho 13g Zn vào dung dịch HCl. Thể tích khí H2(đktc) thu được là:

A. 11,2lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít

Câu 12: Khí X có tỉ khối so với Hiđro là 32.X là:

A. O2B. SO2C. CO2D. S

B. Tự luận

Bài 1 : Lập phương trình hoá học của các phản ứng và cho biết trong các phản ứng sau nào thuộc loại phản ứng hóa hợp? Phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân hủy?

1. H2SO4+ Al(OH)3- – -> Al2(SO4)3 + H2O

2. Ba(NO3)2+ Na2SO4- – -> BaSO4 + NaNO3

3. KClO3 —-> KCl + O2

4. NaHS + KOH ——> Na2S + K2S + H2O

5. Fe(OH)2+ O2 + H2O ——> Fe(OH)3

6. NO2 + O2 + H2O——>HNO3

7. SO2 + Br2 + H2O ——> H2SO4 + HBr

8. Fe3O4 + HCl —-> FeCl2 + FeCl3 + H2O

9. FeS + O2 —-> Fe2O3 + SO2

10. Fe 3O4+ Al ——-> Fe + Al2O3

11. Fe(OH)3—-> Fe2O3 + H2O

12. KMnO4+ HCl —-> Cl2 + KCl + MnCl2 + H2O

Bài 2 : Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g KClO3. Tính thể tích khí O2 ( ở đktc) thu được ?

Bài 3 : Muốn điều chế được 48 g O2 thì khối lượng KClO3 cần nhiệt phân là bao nhiêu g ?

Bài 4 : Muốn điều chế được 2,8 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu ?

Bài 5 : Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng :

a/ Bao nhiêu gam sắt ?

b/ Bao nhiêu lít khí O2 ( ở đktc)?

Bài 6 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4g nhôm thu được nhôm oxit. Tính :

a. Thể tích khí O2(đktc) cần dùng ?

b. Số gam K MnO4cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên ?

Bài 7 : Gọi tên, phân loại các oxit sau: CuO, Al2O3, CO2, FeO, SO2, SO3, K2O, P2O5, Na2O, CaO, PbO, N2O5, Fe2O3, BaO, NO2, MgO, N2O

III. Ma trận đề thi giữa kì 2 Hóa học 8

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Biết

Hiểu

Vận dụng thấp

Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân – Đà Nẵng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Điều chế- gọi tên – phân loại oxit

Biết được hợp chất dùng để điều chế khí oxi trong PTN, gọi tên được các loại hợp chất oxit.

Gọi được tên các hợp chất oxit và phân loại được oxit.

Số câu

4 câu

3 câu

1 câu

Số điểm

1,0 điểm

0. 75

điểm

1,0 điểm

Tỉ lệ

10 %

7,5 %

10%

Chủ đề 2: Tính chất của oxi, khái niệm oxit, sự oxi hóa, phản ứng Phân huỷ, Hóa hợp. Sự cháy, sự oxi hóa chậm.

Biết được tính chất của oxi, hoá trị của oxi trong các hợp chất oxit, định nghĩa phản ứng phân huỷ, sự cháy.

Xác định được phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp

Số câu

4 câu

1câu

1 câu

1 câu

Số điểm

1,0 điểm

1điểm

0,25

điểm

2,0 điểm

Tỉ lệ

10 %

10 %

2,5%

10%

Chủ đề 3: Cân bằng, tính toán theo PTHH

Cân bằng PTHH cho trước và giải bài toán tìm thể tích chất khí hoặc khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng.

Giải bài toán tính theo PTHH (có tạp chất)

Số câu

1 câu

1 Câu

Số điểm

2điểm

1 điểm

Tỉ lệ

20%

10 %

Tổng số câu

8 câu

4 câu

4câu

2 Câu

1câu

1 câu

Tổng số điểm

2 điểm

1điểm

1 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Tỉ lệ

20%

10%

10%

30%

20%

10 %

IV. Đề thi minh họa giữa kì 2 Hóa 8

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. K2OB. CuOC. P2O5D. CaO

Câu 2. Tên gọi của oxit Cr2O3 là

A. Crom oxitB. Crom (II) oxitC. Đicrom trioxitD. Crom (III) oxit

Câu 3. Đâu là tính chất của oxi

A. Không màu, không mùi, ít tan trong nướcB. Không màu, không mùi, tan nhiều trong nướcC. Không màu, có mùi hắc, ít tan trong nướcD. Màu trắng, không mùi, tan nhiều trong nước

Câu 4. Để bảo quản thực phẩm, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Bơm khí CO2 vào túi đựng khí thực phẩmB. Hút chân khôngC. Dùng màng bọc thực phẩmD. Bơm khí O2 vào túi đựng thực phẩm

Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2OB. 2Mg + O2 2MgOC. 2KClO3 2KCl + 3O2D. Na + H2O → 2NaOH + H2

Câu 6. Đốt cháy sắt thu được 0,2 mol Fe3O4. Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng là

A. 8,96 lítB. 4,48 lítC. 2,24 lítD. 3,36 lít

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng hợp chất nào sau đây?

A. KMnO4B. H2OC. CaCO3D. Na2CO3

Câu 8. Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháyB. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháyD. Cả A & B

Đọc thêm:  Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT Tiêu chí trường mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

Câu 9. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.

A. COB. C2H4C. FeD. Cl2

Câu 10. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sángB. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sángC. Oxi hóa có phát sángD. Oxi hóa có tỏa nhiệt

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy giữa oxi và các chất sau:

a) Na, Ca, Al, Fe.

b) S, SO2, C2H4

Câu 2.(2,5 điểm) Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 20,8 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).

a) Photpho hay oxi, chất nào còn dư và số mol chất dư là bao nhiêu?

b) Chất nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?

Câu 3. (1,5 điểm) Phân loại các oxit sau thuộc oxit bazo, oxit axit

MgO, FeO, SO2, Fe2O3, SO3, P2O5, Na2O, CuO, ZnO, CO2, N2O, N2O5, SiO2, CaO

Câu 4.(1 điểm) Đốt nóng 2,4 gam kim loại M trong khí oxi dư, thu được 4,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

1C 2C 3A 4B 5B 6A 7A 8D 9D 10D

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1.

a) 4Na + O2 2Na2O

2Ca + O2CaO

2Al + O2 2Al2O3

3Fe + 2O2Fe3O4

b) S + O2 SO2

2SO2 + O2 2SO3

C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O

Câu 2.

Số mol phopho: nP = mP/MP = 2,4/31 = 0,4 (mol)

Số mol oxi: nO2 = mO2 = 20,8/32 = 0,65 mol

Phương trình hóa học của phản ứng: 4P + 5O2 2P2O5

Trước phản ứng: 0,4 0,65 (mol)

Phản ứng: 0,4 0,5 0,2 (mol)

Sau phản ứng: 0 0,15 0,2 (mol)

a) So sánh tỉ lệ: nP/4 = 0,4/4 = 0,1 < nO2/4 = 0,65/5 = 0,13 => P phản ứng hết, oxi còn dư.

Tính toán theo số mol P.

Số mol oxi dư bằng: 0,65 – 0,5 = 0,15 mol

b) Chất được tạo thành là điphopho pentaoxit P2O5

Khối lượng P2O5 tạo thành: mP2O5 = n.M = 0,2.142 = 28,4 gam

Câu 3.

Oxit axit: SO2, SO3, P2O5, CO2, N2O, N2O5, SiO2

Oxit bazo: MgO, FeO, Fe2O3, Na2O, CuO, ZnO, CaO

Câu 4. Gọi hóa trị của M là n (đk: n nguyên dương)

Sơ đồ phản ứng: M + O2 M2On

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mM + mO2 = mM2On => 2,4 + mO2 = 4,0 => mO2 = 3,6 gam => nO2 = 0,05 mol

Phương trình hóa học phản ứng:

4M + nO2 2M2On

0,05.4/n 0,05

Số mol kim loại M bằng: nM = 0,05.4/n = 0,2/n mol

Khối lượng kim loại M: mM = nM.M => M = 12n

Lập bảng:

n 1 2 3 M 12 (loại) 24 (Mg) 36 (loại)

Vậy kim loại M là Mg

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button