Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 GDCD 7 sách KNTT, Cánh diều, CTST

Đề cương học kì 2 GDCD 7 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà th-thule-badinh-hanoi.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề cương ôn thi kì 2 môn GDCD 7 gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giới hạn một số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận có đáp án kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi kì 2 môn Giáo dục công dân 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới.

Đề cương ôn thi học kì 2 GDCD 7 năm 2022 – 2023 (3 Sách)

  • Đề cương ôn tập kì 2 GDCD 7 Cánh diều năm 2022 – 2023
  • Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập kì 2 GDCD 7 Cánh diều năm 2022 – 2023

PHÒNG GD&ĐT QUẬN…… TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: Giáo dục công dân 7 Sách Cánh diều Năm học 2022 2023

I. Phạm vi kiến thức ôn thi học kì 2

  • Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
  • Bài 8: Bạo lực học đường
  • Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
  • Bài 10: Tệ nạn xã hội
  • Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

II. Một số câu hỏi ôn tập kì 2 GDCD 7

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân?

A. Hủy hoại sức khỏeB. Sa sút tỉnh thầnC. Vi phạm pháp luậtD. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý

Câu 4: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

A. Bố mẹ nuông chiều con cái.B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.C. Kinh tế kém phát triển.D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.

Câu 5: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là

A. tệ nạn xã hội.B. vi phạm đạo đức.C. vi phạm quy chế.D. vi phạm pháp luật.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.C. Sống giản dị, lành mạnh.D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí.B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình.C. Cản trở sự phát triển của đất nước.D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.

Câu 9: Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.

Câu 10: Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.B. Ma túy và mại dâm.C. Rượu chè.D. Thuốc lá.

Câu 11: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS

Câu 12: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng ý vào chơi cùng bạn.B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.

Câu 13: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.B. Nêu gươngC. Học làm theo.D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Đọc thêm:  Cách tạo và xóa tài khoản người dùng trên Windows: Hướng dẫn

Câu 14: L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.

Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Luật trẻ em.B. Luật lao động.C. Luật tố tụng hình sự.D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 16: Bà bị ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. Nhưng C đã hẹn với K cùng đi xem phim. Nếu là C, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Từ chối lời đề nghị của bố mẹ để đi xem phim cùng bạn.B. Vẫn ở nhà như lời bố mẹ yêu cầu nhưng không chăm sóc bà.C. Ở nhà chăm sóc bà và hẹn bạn K sẽ đi chơi vào dịp khác.D. Nói dối bố mẹ là có buổi học không thể nghỉ để đi chơi với K.

Câu 17: Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.B. Chăm sóc, giúp đỡ.C. Ngược đãi, xúc phạm.D. Vâng lời, ngoan ngoãn.

Câu 18: Mẹ của V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông D và K.B. Bạn V và K.C. Bạn V, bà C, anh T.D. Anh T, ông D và bà C.

Câu 19: Đâu không phải là tác hại của tệ nạn xã hội:

A. Làm rối loạn trật tự xã hộiB. Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDSC. Giữ gìn an ninh trật tự xã hộiD. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

Câu 20. Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 21: Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng?

A. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoài hình.B. Đạt giấy khen.C. Được thầy cô khen ngợi.D. Đi chơi công viên.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

A. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.B. Vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.C. Yêu thương bản thân.D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 23: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về:

A. Tinh thần, thể chất.B. Tiền bạc.C. Gia đình.D. Bạn bè.

Câu 24: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là:

A. Tâm lí tự ti.B. Bạo lực gia đình.C. Vấn đề sức khỏe của bản thân.D. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 25: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là:

A. Lo lắng thái quá.B. Áp lực học tập.C. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.D. Các mối quan hệ bạn bè.

Câu 26: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?

A. Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.B. Đưa bạn đi chơi.C. Bảo bạn ôn bài kỹ.D. Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.

……………

Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội?

A. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.B. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.D. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.

Câu 2. Bạn T và bạn K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?

A. Bạn T và bạn K.B. Bạn T, bạn K và bà H.C. Bà H.D. Bạn T, bạn K, bà H và anh M.

Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.C. Chỉ chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.D. Không cần duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.

Câu 5. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

Đọc thêm:  Cách nấu lẩu gà chanh ớt thơm ngon tuyệt vời đơn giản

Câu 6: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao độngB. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trúC. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm D. Tạo công ăn việc làm

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Sống giản dị, lành mạnh. D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 8: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

A. Tệ nạn xã hội.B. Vi phạm pháp luật.C. Vi phạm đạo đức.D. Vi phạm quy chế.

Câu 9: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.B. Cảnh cáo.C. Phạt tù.D. Khuyên răn.

Câu 10: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.B. Ma túy.C. Mại dâm.D. Cả A, B, C.

Câu 11: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 12: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.C. Ma túy, mại dâm.D. Cả A,B,C.

Câu 13: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

A. 12 năm.B. 13 năm.C. 14 năm.D. 15 năm.

Câu 14. Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.B. Ma túy.C. Mại dâm.D. Cả A,B,C.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái?

A. Phân biệt đối xử giữa các con.B. Tôn trọng ý kiến của con.C. Ngược đãi, xúc phạm con.D. Ép buộc con làm những điều trái pháp luật.

Câu 16. Hành vi dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái trong gia đình?

A. Tự ý đọc nhật kí của con.B. Chăm sóc khi con bị ốm.C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp.D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai.

Câu 17. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ:

A. bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con.B. đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất.C. thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?

A. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.B. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.C. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với bố mẹ, ông bà trong gia đình?

A. Xoa bóp cho bà. B. Trốn tránh làm việc nhà.C. Giúp ông tỉa cây cảnh. D. Tặng quà cho mẹ vào ngày 8/3.

Câu 20. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng. B. Chăm sóc, phụng dưỡng.C. Hỏi han, động viên. D. Ngược đãi, xúc phạm.

………….

Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT QUẬN…… TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: Giáo dục công dân 7 Sách KNTTVCS Năm học 2022 2023

I. Phạm vi kiến thức ôn thi học kì 2 GDCD 7

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

– Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

– Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

– Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

– Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

– Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường

Bài 8: Quản lí tiền

– Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

-Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

-Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

– Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.

– Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

– Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

– Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

– Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

– Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

– Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

Đọc thêm:  Xe Mitsubishi khuyến mãi hàng trăm triệu đồng

– Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

– Nêu được khái niệm gia đình.

– Nêu được vai trò của gia đình.

– Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

II. Một số câu hỏi ôn thi cuối kì 2 GDCD 7

Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.C. Phê bình học sinh trên lớp.D. Phân biệt đổi xử giữa các con.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm.B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 3. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường.B. Bạo lực gia đình.C. Bạo lực cộng đồng.D. Bạo lực xã hội.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

A. Sự sợ hãi của nạn nhân.B. Sự ám ảnh của nạn nhân.C. Sự nổi loạn của nạn nhân.D. Sự trầm cảm của nạn nhân.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp.C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.

Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.

Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.C. Giữ kín chuyện để không ai biết.D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

Câu 8: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.C. mong muốn thể hiện bản thân.D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 9: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do

A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.C. thiếu sự giáo dục của gia đình.D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 11. Chi tiêu có kế hoạch là

A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.C. tăng xin – giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa.B. Thắt lưng buộc bụng.C. Của chợ trả chợ.D. Còn người thì còn của.

Câu 13. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.D. Năng nhặt, chặt bị.

Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 15. Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào

A. phung phí, hư hỏng.B. hoàn thiện.C. hà tiện.D. bao dung.

Câu 16. Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến vấn đề gì?

A. Lãng phí, thừa thãi.B. Cần cù, siêng năng.C. Trung thực, thẳng thắn.D. Tiết kiệm.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.

Câu 18 Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân?

A. Hủy hoại sức khỏeB. Sa sút tỉnh thầnC. Vi phạm pháp luậtD. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 GDCD 7

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button