Cuộc thi The Debate Challenge 2023 thu hút hơn 600 thí sinh
Với các chủ đề tranh biện liên quan đến giáo dục, xã hội và công nghệ, ban tổ chức hướng tới mục tiêu giúp thí sinh cất lên tiếng nói, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
The Debate Challenge tiếp tục ứng dụng luật thi đấu WDSC (World School Debating Championship) – bộ luật của giải đấu tranh biện lớn nhất thế giới dành cho học sinh cấp ba. Trước khi bước vào các vòng thi, các đội tham gia chương trình huấn luyện về kỹ năng tranh biện do giảng viên, chuyên gia quốc tế từ Trung tâm Công dân toàn cầu (Global Citizen) của Swinburne Việt Nam tổ chức.
Sau vòng Sơ loại, 62 đội thi có điểm số cao nhất sẽ bước tiếp vào Tuần lễ huấn luyện và vòng Đấu loạiđể sẵn sàng cho trận thi đấu Chung kết khu vực vào ngày 25-26/2. Vòng này diễn ra tại ba đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Cuối cùng, ba đội xuất sắc ở hai bảng Tiếng Việt và Tiếng Anh sẽ tranh tài trong vòng Chung kết toàn quốc vào ngày 19/3 sắp tới.
TS. Marisha McAuliffe – Giám đốc Dịch vụ Sinh viên Swinburne Việt Nam cho biết, tại hệ thống giáo dục Australia, các kỹ năng của công dân toàn cầu như tranh biện được đưa vào chương trình học từ sớm. Điều này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tham gia vào các chủ đề toàn cầu trong một bối cảnh rộng lớn.
Do đó, cuộc thi The Debate Challenge của Swinburne Việt Nam ra đời với mong muốn giúp các bạn trẻ tiếp cận và thực hành kỹ năng quan trọng của công dân toàn cầu. Trong đó, đối tượng tham gia là các bạn học sinh năng động và mong muốn thay đổi để tạo ra giá trị cho xã hội. Cuộc thi tổng giá trị giải thưởng gần 5 tỷ đồng.
Tranh biện học thuật thường yêu cầu lập luận với các bằng chứng xác thực theo tinh thần “nói có sách, mách có chứng”. Do đó, các nhóm tranh biện phải đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và có chiến lược để “tấn công” đối thủ bằng các lý lẽ và lập luận có tính thuyết phục.
Các đề tài của tranh biện học thuật thường được gửi trước để thí sinh có thời gian nghiên cứu. Ngoài chuẩn bị các luận cứ, các đội thi còn cần tìm ra nội dung có tính ngụy biện hoặc suy diễn thiếu logic nhằm giành điểm chiến thắng. Qua đó, thí sinh có thể phát triển tư duy phân tích, phản biện hay năng lực nghiên cứu, đồng thời, rèn luyện thêm các kỹ năng học hỏi, lắng nghe, làm việc nhóm, thuyết trình, sáng tạo.
“Chúng tôi muốn cổ vũ tinh thần sáng tạo, đổi mới thông qua trao đổi kiến thức, tranh luận. Đây là cơ hội để học sinh học cách suy nghĩ chín chắn về một chủ đề”, TS. Shaun Nykvist – Giám đốc Trung tâm Công dân toàn cầu tại Swinburne Việt Nam nói thêm.
Swinburne Việt Nam kỳ vọng The Debate Challenge trở thành bước đệm giúp người trẻ Việt Nam làm quen với phương thức suy nghĩ mới trên các sân chơi quốc tế. Các đội thi sẽ được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí bởi hội đồng giám khảo giàu kinh nghiệm.
Thiên Minh
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!