Chính tả bài Nếu chúng mình có phép lạ trang 105 Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 – Tuần 11

Chính tả bài Nếu chúng mình có phép lạ trang 105 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng và biết cách phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã. Đồng thời, giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án chính tả tuần 11 Tiếng Việt 4 tập 1 cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Ông Trạng thả diều, Có chí thì nên của Tuần 10. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 105, 106

Câu 1

Nhớ – viết: 4 khổ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.

Trả lời:

Nếu chúng mình có phép lạBắt hạt giống nảy mầm nhanhChớp mắt thành cây đầy quảTha hồ hái chén ngọt lành.

Nếu chúng mình có phép lạNgủ dậy thành người lớn ngayĐứa thì lặn xuống đáy biểnĐứa thì ngồi lái máy bay.

Nếu chúng mình có phép lạHái triệu vì sao xuống cùngĐúc thành ông mặt trời mớiMãi mãi không còn mùa đông.

Nếu chúng mình có phép lạHóa trái bom thành trái ngonTrong ruột không còn thuốc nổChỉ toàn kẹp với bi tròn.

Câu 2

a) Điền vào chỗ trống s hay x?

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệuTrỏ lối …ang mùa hèQuả cà chua như cái đèn lồng nhỏ …íuThắp mùa đông ấm những đêm thâuQuả ớt như ngọn lửa đèn dầuChạm đầu lưỡi – chạm vào …ức nóng.Mạch đất ta dồi dào …ức …ốngNên nhành cây cũng thắp …áng quê hương.

Đọc thêm:  Hiệu trưởng đánh hiệu phó bị phạt 6,5 triệu đồng

PHẠM TIẾN DUẬT

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Ông Trạng Nồi

Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

Hàn vi: nghèo và không có địa vị gì.

Trả lời:

a.

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệuTrỏ lối sang mùa hèQuả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíuThắp mùa đông ấm những đêm thâuQuả ớt như ngọn lửa đèn dầuChạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.Mạch đất ta dồi dào sức sốngNên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

PHẠM TIẾN DUẬT

b.

Ông Trạng Nồi

Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

Đọc thêm:  Đánh Giá Trường THPT Nguyễn Du- Gia Lai Có Tốt Không?

Câu 3

Viết lại các câu sau cho đúng chính tả.

a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn.

b) Sấu người, đẹp nết.

c) Mùa hè cá xông, mùa đông cá bễ.

d) Trăng mờ còn tõ hơn xaoDẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.

Trả lời:

Viết lại cho đúng chính tả:

a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

b. Xấu người, đẹp nết

c. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể

d. Trăng mờ còn tỏ hơn sao

Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button