Các khối thi thpt quốc gia gồm những môn nào và ngành nào?

Đối với các bạn học sinh lớp 12, việc lựa chọn khối thi cho kỳ thi THPTQG là một trong những quyết định quan trọng nhất. Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đưa vào áp dụng nhiều khối thi, môn thi mới, cũng như điều chỉnh đối với các khối thi cũ. Điều này giúp cho các thí sinh có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, nhiều bạn thí sinh vẫn chưa hiểu hết về các khối thi đại học và các vấn đề liên quan như ngành nào, trường nào xét tuyển những khối này. Hãy cùng bài viết sau giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn về các khối thi đại học nhé.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang áp dụng 12 khối thi chính bao gồm: khối A, khối B, khối C, khối D, khối H, khối K, khối M, khối N, khối R, khối S, khối T, khối V. Mỗi khối thi kể trên lại được chia ra thành các khối nhỏ tương ứng.

Khối A và các ngành khối A

Khối A gồm những môn nào?

Khối A được chia thành 18 khối nhỏ và thường xét tuyển các môn Khoa học tự nhiên. Cụ thể như sau:

  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán học, Vật lý , Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học
  • Khối A03: Toán học, Vật lý, Lịch sử
  • Khối A04: Toán học, Vật lý, Địa lý
  • Khối A05: Toán học, Hóa học, Lịch sử
  • Khối A06: Toán học, Hóa học, Địa lý
  • Khối A07: Toán học, Lịch sử, Địa lý
  • Khối A08: Toán học, Lịch sử, GDCD
  • Khối A09: Toán học, Địa lý, GDCD
  • Khối A10: Toán học, Vật lý, GDCD
  • Khối A11: Toán học, Hóa học, GDCD
  • Khối A12: Toán học, KHTN, KHXH
  • Khối A14: Toán học, KHTN, Địa lý
  • Khối A15: Toán học, KHTN, GDCD
  • Khối A16: Toán học, KHTN, Ngữ văn
  • Khối A17: Toán học, Vật lý, KHXH
  • Khối A18: Toán học, Hoá học, KHXH

Những ngành nào xét tuyển khối A?

Có rất nhiều ngành xét tuyển bằng các tổ hợp Khoa học tự nhiên, vì thế cơ hội việc làm dành cho các bạn khối A rất đa dạng. Sau đây là danh sách các ngành khối A:

Khối ngành Khoa học tự nhiên Khối ngành Quân đội – Công an Khối ngành Khoa học cơ bản Khối ngành Kỹ thuật Khối ngành Nông lâm thủy sản Khối ngành Sư phạm Khối ngành Kinh tế Khối ngành Luật

Khối B và các ngành khối B

Khối B gồm những môn nào?

Khối B được chia thành 7 tổ hợp khác nhau. Mỗi tổ hợp bao gồm Toán học, Sinh học và 1 môn khác. Cụ thể như sau:

  • Khối B00: Toán học, Hóa Học, Sinh học
  • Khối B01: Toán học, Sinh học, Lịch sử
  • Khối B02: Toán học, Sinh học, Địa lý
  • Khối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ Văn
  • Khối B04: Toán học, Sinh học, GDCD
  • Khối B05: Toán học, Sinh học, KHXH
  • Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh

Những ngành nào xét tuyển khối B?

Khối B thường được gắn liền với các ngành nhu Sức khỏe hoặc Y – Dược. Tuy nhiên, liệu bạn có biết rất nhiều nhóm ngành khác như Kinh doanh, Kỹ thuật cũng xét tuyển bằng khối B?

Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Nhóm ngành Sức khỏe Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý Nhóm ngành Khoa học và Sự sống Nhóm ngành Nhân văn Nhóm ngành Kỹ thuật Nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng Nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhóm ngành Môi trường và Bảo vệ môi trường Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin Nhóm ngành Luật Nhóm ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và Dịch vụ cá nhân Nhóm ngành Nông, Lâm và Thủy sản Nhóm ngành Sản Xuất và Chế Biến Nhóm ngành Khoa học tự nhiên Nhóm ngành Toán và Thống Kê Nhóm ngành Khoa học xã hội và Hành vi

Khối C và các ngành khối C

Khối C gồm những môn nào?

Khối C thường xét tuyển các môn Khoa học xã hội và rất phù hợp với các bạn yêu thích văn học và viết lách. Sau đây là danh sách 19 tổ hợp thuộc khối C:

  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối C01: Ngữ văn, Toán Học, Vật lý
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán Học, Hóa học
  • Khối C03: Ngữ văn, Toán Học, Lịch sử
  • Khối C04: Ngữ văn, Toán Học, Địa lý
  • Khối C05: Ngữ văn, Vật lý, Hóa học
  • Khối C06: Ngữ văn, Vật lý, Sinh học
  • Khối C07: Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử
  • Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
  • Khối C09: Ngữ văn, Vật lý, Địa lý
  • Khối C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
  • Khối C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
  • Khối C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý
  • Khối C14: Ngữ văn, Toán Học, GDCD
  • Khối C15: Ngữ văn, Toán Học, KHXH
  • Khối C16: Ngữ văn, Vật lý, GDCD
  • Khối C17: Ngữ văn, Hóa học, GDCD
  • Khối C19: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD
  • Khối C20: Ngữ văn, Địa lý, GDCD

Những ngành nào xét tuyển khối C?

Nhiều bạn thường mặc định khối C chỉ được áp dụng với các ngành Khoa học xã hội. Trên thực tế, các ngành xét tuyển khối C rất đa dạng, thậm chí còn có các ngành Khoa học tự nhiên như Công nghệ thông tin. Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển khối này:

Nhóm ngành Kinh doanh và quản lý Nhóm ngành Pháp luật Nhóm ngành Báo chí và Thông tin Nhóm ngành Công nghệ thông tin Nhóm ngành Dịch vụ xã hội Nhóm ngành An ninh Quốc phòng

Đọc thêm:  Hóa 11 Bài 3: Đơn chất Nitrogen Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 20, 21, 22, 23

Khối D và các ngành khối D

Khối D gồm những môn nào?

Khối D là khối có nhiều tổ hợp con nhất hiện nay với 80 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tất cả các môn khối D đều xét tuyển môn Ngữ văn kết hợp với 2 môn thi khác. Cụ thể như sau:

  • D00: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ.
  • D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh.
  • D02: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga.
  • D03: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp.
  • D04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung.
  • D05: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức.
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
  • D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh.
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh.
  • D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh.
  • D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh.
  • D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh.
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh.
  • D16: Toán, Địa lí, Tiếng Đức.
  • D17: Toán, Địa lí, Tiếng Nga.
  • D18: Toán, Địa lí, Tiếng Nhật.
  • D19: Toán, Địa lí, Tiếng Pháp.
  • D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung.
  • D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức.
  • D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga.
  • D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật.
  • D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp.
  • D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung.
  • D26: Toán, Vật lí, Tiếng Đức.
  • D27: Toán, Vật lí, Tiếng Nga.
  • D28: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật.
  • D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp.
  • D30: Toán, Vật lí, Tiếng Trung.
  • D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức.
  • D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga.
  • D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật.
  • D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp.
  • D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung.
  • D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức.
  • D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga.
  • D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật.
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp.
  • D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung.
  • D52: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga.
  • D54: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp.
  • D55: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung.
  • D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức.
  • D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga.
  • D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật.
  • D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp.
  • D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung.
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
  • D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga.
  • D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật.
  • D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp.
  • D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức.
  • D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga.
  • D75: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật.
  • D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp.
  • D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung.
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật.
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung.
  • D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
  • D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức.
  • D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga.
  • D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp.
  • D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật.
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp.
  • D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức.
  • D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga.
  • D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật.
  • D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung.
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh.
  • D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
  • D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
  • D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.

Những ngành nào xét tuyển khối D?

Đây là khối thi được rất nhiều bạn thí sinh lựa chọn cho kỳ thi THPTQG. Hiện nay, các ngành như Quản trị kinh doanh, Môi trường, Kỹ thuật, v.v thường xét tuyển bằng khối D. Cụ thể như sau:

Khối ngành Nhân văn Khối ngành kinh doanh và quản lý Khối ngành Khoa học sự sống Khối ngành Kỹ thuật Khối ngành công nghệ kỹ thuật Khối ngành xây dựng Khối ngành môi trường và bảo vệ môi trường Khối ngành toán và thống kê Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Khối ngành Nông, Lâm Nghiệp và Thủy Sản Khối ngành dịch vụ vận tải Khối ngành sản xuất và chế biến Khối ngành thú y Khối ngành khoa học tự nhiên Khối ngành báo chí và thông tin Khối ngành sức khỏe Khối ngành Kiến Trúc và Xây Dựng Khối ngành máy tính và công nghệ thông tin Khối ngành nghệ thuật, mỹ thuật Khối ngành khoa học xã hội và hành vi Khối ngành dịch vụ xã hội Khối ngành pháp luật Khối ngành du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân Khối ngành an ninh – quốc phòng

Khối H và các ngành khối H

Khối H gồm những môn nào?

Khối H là một trong những khối mới xuất hiện gần đây và dành cho các bạn thí sinh yêu thích nghệ thuật và hội họa. Sau đây là danh sách các môn thuộc khối H:

  • Khối H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 (Hình họa), Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (Bố cục màu)
  • Khối H01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ Khối
  • Khối H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
  • Khối H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
  • Khối H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
  • Khối H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
  • Khối H06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật
  • Khối H07: Toán, Hình họa, Trang trí
  • Khối H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật

Những ngành nào xét tuyển khối H?

Hiện nay, khối H được sử dụng để xét tuyển các ngành Kiến trúc và Mỹ thuật. Vì thế, rất nhiều bạn học sinh có năng khiếu hội họa đã lựa chọn khối thi này. Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển thuộc khối H:

Thiết kế công nghiệp Thiết kế thời trang Thiết kế đồ họa Thiết kế nội thất Sư phạm mỹ thuật Điêu khắc Kiến trúc Hội họa Công nghệ điện ảnh – truyền hình Gốm Quản lý văn hóa

Khối K và các ngành khối K

Khối K gồm những môn nào?

Khối K là một khối thi khá đặc biệt vì nó dành cho các bạn thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng muốn học liên thông lên đại học. Khối K cũng là khối thi duy nhất không được chia thành các tổ hợp con như những khối khác. Các môn thi khối K bao gồm Toán học, Vật lý và Môn chuyên ngành đã được học ở trường trung cấp hoặc cao đẳng.

Những ngành nào xét tuyển khối K?

Như đã đề cập, khối K ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu học liên thông của học viên trung cấp và cao đẳng, vì thế các ngành khối K không giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể nào. Hiện nay, có khoảng 20 ngành xét tuyển khối K. Đó là các ngành sau đây:

Đọc thêm:  Bí quyết cắm hoa tươi lâu đến 7 ngày

Tài chính – Ngân hàng Quản trị kinh doanh Kế toán Công nghệ dệt may Công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông Tin học ứng dụng Công nghệ Thông tin Công nghệ Kỹ thuật ô tô Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử Kỹ thuật điện Công nghệ chế tạo máy Điêu khắc Kinh tế gia đình Mỹ thuật Công nghiệp Nhiếp ảnh quảng cáo Thiết kế thời trang Sư phạm Mỹ thuật Mỹ thuật Thiết kế Đồ họa Hội hoạ

Khối M và các ngành khối M

Khối M gồm những môn nào?

Khối M là một trong những khối thi năng khiếu hiện nay. Sau đây là danh sách 21 tổ hợp con của khối M:

  • Khối M00: Ngữ văn, Toán học, Đọc diễn cảm, Hát
  • Khối M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
  • Khối M02: Toán, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện), Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm)
  • Khối M03: Ngữ văn, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện), Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm)
  • Khối M04: Toán, Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm), Hát Múa
  • Khối M09: Toán, Năng khiếu mầm non 1(hát, kể chuyện ), Năng khiếu mầm non 2 (đọc diễn cảm)
  • Khối M10: Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện)
  • Khối M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
  • Khối M13: Toán học, Sinh học, Năng khiếu
  • Khối M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán học
  • Khối M15: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
  • Khối M16: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý
  • Khối M17: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử
  • Khối M18: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán học
  • Khối M19: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh
  • Khối M20: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý
  • Khối M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
  • Khối M22: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán
  • Khối M23: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh
  • Khối M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
  • Khối M25: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử

Những ngành nào xét tuyển khối M?

Khối M chỉ mới xuất hiện cách đây vài năm, vì vậy nhiều bạn thí sinh vẫn chưa nắm rõ về các ngành thuộc khối này. Hiện nay, khối M thường được áp dụng cho các ngành giáo dục và âm nhạc, cụ thể như sau:

Giáo dục mầm non Giáo dục tiểu học Kiến trúc Âm nhạc học Giáo dục thể chất

Khối N và các ngành khối N

Khối N gồm những môn nào?

Khối N thường xét tuyển kết hợp môn Ngữ Văn với 2 môn năng khiếu âm nhạc. Cụ thể như sau:

  • Khối N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1 (Hát, xướng âm), Năng khiếu Âm nhạc 2 (Thẩm âm, tiết tấu)
  • Khối N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
  • Khối N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
  • Khối N03: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
  • Khối N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
  • Khối N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
  • Khối N06: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
  • Khối N07: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
  • Khối N08: Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
  • Khối N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ

Những ngành nào xét tuyển khối N?

Nếu bạn lựa chọn khối N, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực âm nhạc, sân khấu và điện ảnh, truyền hình. Sau đây là những ngành học xét tuyển khối N:

Sư phạm Âm nhạc Quản lý văn hóa Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Thanh nhạc Piano Đạo diễn Quay phim Diễn viên kịch – Điện ảnh – Truyền hình Điện ảnh – Truyền hình Biểu diễn nhạc cụ phương Tây Âm nhạc học

Khối R và các ngành khối R

Khối R gồm những môn nào?

Khối R là khối chuyên về lĩnh vực năng khiếu và báo chí. Hiện nay, khối R được chia thành 25 tổ hợp con sau đây:

  • Khối R00: Văn, Sử, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R01: Văn, Địa, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R02: Văn, Toán, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R03: Văn, Anh, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R04: Văn, Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu văn hóa nghệ thuật
  • Khối R05: Văn, Anh, Năng khiếu báo chí
  • Khối R06: Văn, KHTN, Năng khiếu báo chí
  • Khối R07: Văn, Toán, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R08: Văn, Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R09: Văn, KHTN, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R11: Văn, Toán, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R12: Văn, Anh, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R13: Văn, KHTN, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R15: Văn, Toán, Năng khiếu báo chí
  • Khối R16: Văn, KHXH, Năng khiếu báo chí
  • Khối R17: Văn, KHXH, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R18: Văn, KHXH, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R19: Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí
  • Khối R20: Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R21: Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, NK quay phim truyền hình
  • Khối R22: Ngữ văn, Toán, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R23: Văn, Sử, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R24: Văn, Toán, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R25: Văn, KHTN, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R26: Văn, KHXH, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh

Những ngành nào xét tuyển khối R?

Khối R là một trong những khối năng khiếu và thường được xét tuyển trong các lĩnh vực báo chí và văn hóa. Cụ thể như sau:

Quản lý văn hóa Báo phát thanh Báo truyền hình Báo mạng điện tử Ảnh báo chí Quay phim truyền hình Chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình Văn hóa nghệ thuật

Khối S và các ngành khối S

Khối S gồm những môn nào?

Khối S là khối thi được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu thi tuyển của các thí sinh đam mê nghệ thuật điện ảnh. Hiện nay, khối S gồm 2 tổ hợp con sau đây:

  • Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
  • Khối S01: Toán, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2

Trong đó, môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 gồm:

  • Sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (chuyên ngành biên kịch)
  • Phân tích bộ phim (chuyên ngành quay phim, biên tập, phê bình điện ảnh, đạo diễn, âm thanh, công nghệ dựng phim)
  • Phân tích tác phẩm nhiếp ảnh (ngành nhiếp ảnh)
  • Viết bài phân tích vở diễn ( chuyên ngành lý luận và phê bình sân khấu)
  • Thiết kế âm thanh ánh sáng ( chuyên ngành đạo diễn âm thanh- ánh sáng)
  • Đề cương kịch bản lễ hội ( chuyên ngành đạo diễn sự kiện lễ hội)
Đọc thêm:  Muốn thi trường chuyên nhưng sợ áp lực, sống xa nhà

Môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2 bao gồm các phần:

  • Thi vấn đáp (chuyên ngành Âm thanh, lý luận phê bình, đạo diễn, biên kịch, dựng phim)
  • Chụp ảnh (chuyên ngành quay phim, nhiếp ảnh)
  • Biểu diễn tiểu phẩm (chuyên ngành diễn viên kịch)
  • Hát theo đề thi nhạc chuyên ngành, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm, múa các động tác (chuyên ngành diễn viên chèo, tuồng, cải lương, rối)
  • Diễn theo đề thi (chuyên ngành biên đạo múa, huấn luyện múa)

Những ngành nào xét tuyển khối S?

Nếu bạn yêu thích lĩnh vực điện ảnh, truyền hình hoặc nhiếp ảnh, bạn nên cân nhắc thi tuyển bằng khối S. Sau đây là danh sách các ngành xét tuyển bằng khối này:

Diễn viên kịch điện ảnh – truyền hình Đạo diễn sân khấu Biên kịch sân khấu Quay phim Diễn viên sân khấu kịch hát Biên kịch điện ảnh – truyền hình Huấn luyện múa Biên đạo múa Đạo diễn điện ảnh – truyền hình Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu Nhiếp ảnh Công nghệ điện ảnh – truyền hình Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh Thiết kế âm thanh, ánh sáng

Khối T và các ngành khối T

Khối T gồm những môn nào?

Khối T là một khối chuyên về năng khiếu thể dục thể thao. Sau đây là danh sách 6 tổ hợp thuộc khối T:

  • Khối T00: Toán học, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T01: Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T02: Ngữ văn, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T03: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T04: Toán, Vật Lý, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T05: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu thể dục thể thao

Những ngành xét tuyển khối T?

Đây là khối thi được “đo ni đóng giày” dành cho các bạn thí sinh yêu thích hoặc có năng khiếu thể dục thể thao. Sau đây là danh sách các ngành học thuộc khối T:

Sư phạm thể dục thể thao Giáo dục Thể chất Giáo dục Quốc phòng – An ninh Huấn luyện thể thao Golf Quản lý thể dục thể thao Y sinh học thể dục thể thao

Khối V và các ngành khối V

Khối V gồm những môn nào?

Có thể nói khối V là một khái niệm hết sức quen thuộc đối với các thí sinh yêu thích hội họa hoặc kiến trúc. Hiện nay, khối V bao gồm 11 tổ hợp con như sau:

  • Khối V00: Toán học – Vật lý – Vẽ hình họa mỹ thuật
  • Khối V01: Toán học – Ngữ văn – Vẽ hình họa mỹ thuật
  • Khối V02: Toán học – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V03: Toán học – Hóa học – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V05: Ngữ văn – Vật lý – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V06: Toán học – Địa lý – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V07: Toán học – Tiếng Đức – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V08: Toán học – Tiếng Nga – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V09: Toán học – Tiếng Nhật – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V10: Toán học – Tiếng Pháp – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V11: Toán học – Tiếng Trung – Vẽ mỹ thuật

Những ngành nào xét tuyển khối V?

Như đã đề cập, khối V là khối thi dành cho các bạn yêu thích mỹ thuật hoặc kiến trúc. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực Bất động sản, cơ hội việc làm dành cho các sinh viên khối V cũng càng ngày càng rộng mở hơn. Sau đây là danh sách các ngành học khối V:

Mỹ thuật đô thị Thiết kế thời trang Thiết kế công nghiệp Công nghệ điện ảnh, truyền hình Thiết kế đồ họa Sư phạm Mỹ thuật Thiết kế nội thất Kiến trúc Quy hoạch vùng và đô thị Quản lý đô thị và công trình Thiết kế đô thị Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Lời khuyên trong việc chọn khối thi đại học

Sau đây là một vài lưu ý trong quá trình lựa chọn khối thi:

Khối thi THPTQG
Có những lời khuyên nào cho các sĩ tử khi lựa chọn khối thi?

Xác định rõ mục đích của việc chọn khối thi

Bước đầu tiên trong quá trình lựa chọn khối thi phù hợp là hiểu được tầm quan trọng của khối thi đối với tương lai của bạn. Việc lựa chọn tổ hợp môn trong kỳ thi THPTQG có 2 mục đích chính sau đây:

  • Có định hướng rõ ràng cho quá trình ôn thi đại học
  • Là cơ sở để lựa chọn trường học, ngành học

Xác định khối thi đại học theo những tiêu chí nào?

Nếu bạn đang bắt đầu tìm kiếm cho mình tổ hợp môn thích hợp, bạn có thể lựa chọn khối thi:

  • Dựa trên ngành học mơ ước của bạn

Đây là một phương pháp khá phổ biến, đặc biệt là đối với những bạn đã xác định rõ đam mê từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

  • Dựa trên các môn học sở trường của bạn

Nếu bạn sắp phải bước vào kỳ thi đại học mà vẫn chưa thể xác định rõ ngành học mơ ước, bạn có thể lựa chọn những tổ hợp môn nào bạn thấy tự tin nhất

Nên bắt đầu lựa chọn khối thi từ khi nào?

Hiện nay có rất nhiều bạn thí sinh xác định khối thi tương đối trễ, dẫn đến việc phải nhồi nhét ôn thi trong khoảng thời gian ngắn, không tích lũy đủ kiến thức thi đại học hoặc bị áp lực vì thời gian ôn thi không đủ. Để tránh tình trạng trên, các bạn nên bắt đầu xác định khối thi từ khi bắt đầu học THPT. Thứ nhất, ở độ tuổi này các bạn đã có vốn hiểu biết nhất định về đa số các ngành học cũng như hiểu về sở thích, sở trường của bản thân. Thứ hai, các kiến thức áp dụng trong kỳ thi THPTQG hiện nay tập trung hầu hết ở các lớp 10, 11 và 12. Vì thế bắt đầu xác định khối thi từ đầu năm lớp 10 giúp bạn không bỏ sót những kiến thức cần thiết.

Kết luận

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về các khối thi THPTQG và các ngành học tương ứng. Hy vọng với những thông tin này, các bạn thí sinh có thể hiểu rõ hơn về các khối thi đại học, phục vụ cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Chúc các bạn đạt được kết quả như mong muốn và được theo học ngành hoặc ngôi trường bạn mơ ước.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button